|
Đối với khu vực Đông Nam Á, chống khủng bố là là vấn đề rất cấp bách. |
Chuyên gia Dmitry Mosyakov - phụ trách Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga - nhận định: “Mật độ hoạt động khủng bố ở Đông Nam Á khá cao và trước hết liên quan tới các nhóm ly khai dân tộc và tôn giáo. Ở Indonesia, tồn tại những tổ chức Hồi giáo ngầm, đặc biệt là Jemaah Islamiyah. Tổ chức có mục tiêu thành lập siêu cường Hồi giáo Nusantara, bao trùm các lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Brunei, miền nam Philippines và Thái Lan cũng như một phần lãnh thổ Australia. Jemaah Islamiyah chịu trách nhiệm về rất nhiều vụ nổ chống người khác tôn giáo ở các nước được nêu. Khét tiếng nhất là vụ đánh bom trên đảo Bali năm 2002, giết chết hơn 200 người. Mặc dù các thủ lĩnh của tổ chức đã lần lượt bị bắt, Jemaah Islamiyah vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh và mối đe dọa khủng bố ở Indonesia chưa được loại bỏ. Ngoài ra, tại Aceh, phía bắc đảo Sumatra cũng tồn tại một phong trào ly khai khá mạnh”.
Xung đột vũ trang kéo dài nhiều năm ở Philippines là cơ hội hoạt động của Abu Sayyaf – một tổ chức khủng bố cực đoan. Abu Sayyaf thực hiện nhiều vụ đánh bom, bắt cóc và giết người dưới chiêu bài đấu tranh cho một nhà nước Hồi giáo độc lập ở miền tây Mindanao và quần đảo Sulu.
Tại Thái Lan, các hành động khủng bố xảy ra thường xuyên trong ba tỉnh cực Nam có người Hồi giáo chiếm đa số. Ly khai cũng đang là vấn đề nghiêm trọng ở Myanmar. Vì vậy, hoạt động diễn tập quốc tế mang tính cấp thiết đối với các nước ASEAN, góp phần nâng cấp và củng cố sức mạnh chống chủ nghĩa khủng bố.
Ông Mosyakov nhận định rằng việc đàn áp các băng nhóm khủng bố không là giải pháp đấu tranh duy nhất: “Chính phủ Indonesia sử dụng chiến thuật ký hòa ước, chia rẽ mặt trận thống nhất thành những nhóm ôn hòa và cực đoan, cô lập các phần tử cực đoan. Biện pháp tương tự được áp dụng ở Philippines. Nơi chiến sự tiếp diễn trong thời gian dài. Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro hình thành đã tập hợp được phần lớn người Hồi giáo ở miền Nam Philippines. Sau nhiều năm đấu tranh, mặt trận đã đạt thỏa thuận với chính phủ và băng nhóm Abu Sayyaf còn hiệu lực bị cách ly ở mức độ đáng kể. Chính phủ Thái Lan tiến hành đàm phán với giới thủ lĩnh người Mã Lai tại các tỉnh bất an phía Nam, nỗ lực hòa nhập họ vào chính sách quốc gia, đồng thời cứng rắn đàn áp các băng nhóm khủng bố. Campuchia đã cho thấy những kinh nghiệm thành công nhất là vô hiệu hóa phong trào Khmer Đỏ trong những năm 1990. Sách lược được sử dụng cũng là đàm phán, dụ dỗ một số nhân vật chỉ huy, đẩy những đối tượng cứng đầu vào phe thiểu số và đè bẹp bằng vũ lực.”
Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á gồm đàm phán và gây chia rẽ trong băng nhóm khủng bố có ý nghĩa rất quan trọng, với khả năng được áp dụng linh hoạt ở bất cứ nơi nào đang gia tăng mối đe dọa ly khai, khủng bố.