Một kịch bản đáng để xem xét nghiêm túc: điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn nước của một đất nước bị cắt đứt?
Chắc chắn là nhân loại cần nước để tồn tại. Nhưng nước cũng thúc đẩy thương mại, mậu dịch, đổi mới và sự thành công về kinh tế. Nước vẫn là quan trọng từ xa xưa, từ sông Nile ở Ai Cập cổ đại tới sông Amazon trong rừng nhiệt đới Brazil.
|
Nếu không có nước, sẽ không có hòa bình thế giới. Ảnh: VelocityEHS |
Các chuyên gia nhất trí rằng nếu không có nước, sẽ không có hòa bình thế giới. Đó là lý do tại sao một trong những thách thức lớn của vài thập niên tới có thể sẽ là duy trì sự cân bằng cực kỳ nhạy cảm này trong quản lý nguồn nước.
Trong thế kỷ 21, nguồn nước ngọt đang cạn dần; biến đổi khí hậu đang làm nước biển dâng cao và thay đổi đường biên giới; bùng nổ dân số đang đè nặng lên nguồn tài nguyên thế giới… Trong khi đó, nhu cầu về nước dự kiến sẽ tăng lên 55% trong khoảng từ 2000 đến 2050. Trong thế kỷ tới, nước được gọi là “sự kế tiếp của dầu.”
Vậy chúng ta có thể làm gì để đảm bảo có nước trên toàn cầu và cũng là hòa bình toàn cầu?
Hòa bình thế giới phụ thuộc vào chính trị nguồn nước
Học giả Zenia Tata, giám đốc điều hành phát triển toàn cầu và mở rộng quốc tế tại Xprize - một tổ chức đang cạnh tranh trên toàn thế giới về các giải pháp sáng tạo quản lý nước, nói: “Trong thế giới cổ đại, các nguồn nước lớn tạo ranh giới tự nhiên giữa con người và các quốc gia. Nhưng hình ảnh địa chính trị ngày nay khác nhiều rồi” và tiếp cận với nguồn nước là điều tối quan trọng.
Ở nhiều nơi trên thế giới, các nguồn nước chảy qua nhiều quốc gia hoặc tiếp giáp biên giới của nhiều quốc gia. Đó là cớ để cái gọi là “quyền ven sông nước” nhảy vào cuộc.
Trong trường hợp của một con sông, các quốc gia thượng lưu, nơi dòng sông bắt nguồn, được mặc nhiên hưởng quyền lực và lợi thế đối với các nước ở hạ lưu. Những loại điểm nóng như vậy có rất nhiều. Và thường ở những nơi đã sẵn có căng thẳng.
Ở Trung Đông, lưu vực sông Jordan là nguồn nước chính cho nhiều vùng - bao gồm cả Jordan, Palestine, và Israel - là các vùng có căng thẳng chính trị kéo dài. Trong khi đó, ở Syria, đợt hạn hán tồi tệ nhất của gần một thiên niên kỷ đã phần nào là nguyên nhân của cuộc nội chiến chia rẽ đất nước và sự cực đoan hóa mà nó đã dẫn tới sự hình thành cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Ai Cập và Ethiopia vốn tranh chấp nước sông Nile trong nhiều thế kỷ: con sông mang tính biểu tượng bắt nguồn từ Ethiopia, nhưng kết thúc ở Ai Cập, nó tạo ra mối quan hệ tranh chấp vốn có. Năm 2015, Ai Cập và Ethiopia đã gác lại một số khác biệt để xây dựng Đập lớn Phục hưng Ethiopia trên sông này. Đây là đập lớn nhất châu Phi và sẽ khai trương vào tháng 7 này. Các quốc gia trên thế giới cũng ký một thỏa thuận nhằm đảm bảo việc tiếp cận nước sông công bằng.
Theo Viện Thái Bình Dương, một tổ chức phi lợi nhuận về thông tin tài nguyên nước ở California, đã có hàng chục cuộc xung đột liên quan đến nước trên thế giới từ năm 2000 trước Công nguyên đến nay.
Vậy làm thế nào để đảm bảo rằng mọi người đều có đủ nước và do đó giữ được hòa bình tương đối trên thế giới trong thế kỷ 21?
Câu trả lời thực sự sẽ không nằm ở các quốc gia kiểm soát nguồn cung cấp nước ở cái gọi là “cuộc tranh giành nước” mà câu trả lời là các nước có nhiều lương thực và nhiều nước xuất khẩu các mặt hàng này như thế nào sang các nước khác.
Phân chia nước
Mặc dù đã có nhiều cuộc xung đột liên quan đến nước trong nhiều thiên niên kỷ qua nhưng thực tế chỉ có rất ít việc chuyển nước qua biên giới quốc gia.
Có ba vấn đề chính khi nói đến nước trong thế kỷ 21, học giả Aaron Wolf nói. Ông là giáo sư địa lý của Đại học Bang Oregon chuyên về quản lý tài nguyên nước và chính sách môi trường.
Vấn đề đầu tiên là rõ ràng nhất: sự khan hiếm nước. Sự thiếu nước an toàn và đáng tin cậy đã giết chết nhiều người trên khắp thế giới như do bệnh sốt rét và HIV/AIDS.
Vấn đề thứ hai là sự liên can chính trị của sự khan hiếm đó. Ví dụ, tại Syria, tình trạng hạn hán (làm đổi lịch sử) đã thu hút thêm người tới ở thành phố, làm tăng giá lương thực, và làm trầm trọng thêm căng thẳng đã sẵn có trong nước. Cuối cùng họ thành những “người tị nạn khí hậu”, di chuyển sang các nước khác để tìm kiếm những nơi có sẵn nước hơn, rồi từ đó có thể làm bùng cháy ngọn lửa căng thẳng về chính trị.
Vấn đề chính thứ ba, và có lẽ được nói đến ít nhất, theo các chuyên gia, là dòng chảy của nước xuyên biên giới. Nói cách khác: nước di chuyển giữa các quốc gia. Và đó là điều mà quyền của nước ven sông nước bước vào cuộc chơi.
Nhưng đây là điểm khó nhận biết, phần thứ ba của vấn đề nan giải thực tế là phần đáng lạc quan nhất, giáo sư Wolf nói, vì cho đến nay có rất ít cuộc xô xát bạo lực đối với các dòng nước xuyên biên giới.
Thách thức lớn: xây dựng ngoại giao nguồn nước
Mặc dù những tiêu đề gây hoang mang về “chiến tranh nguồn nước”, nhưng thế kỷ 21 có ít những mối đe dọa mới và độc nhất làm phức tạp hơn bao giờ hết ngoại giao nguồn nước.
Sự bùng nổ dân số, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, gây căng thẳng cho nguồn tài nguyên. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng làm cạn kiệt một số nguồn nước. Và sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trên toàn thế giới có thể cản trở những nỗ lực ngoại giao ở khắp mọi nơi.
Vì vậy, tại Đại học Oregon State, giáo sư Wolf đang giúp tổ chức “Chương trình quản lý xung đột về nước” nhằm xác định những nơi mà căng thẳng ngoại giao nguồn nước sắp sửa tăng lên trong vòng ba đến năm năm tới. Ví dụ, Afghanistan là một quốc gia thượng nguồn của nhiều quốc gia trong khu vực, và đang cố gắng sử dụng lợi thế đó để phát triển nền kinh tế. Đối với một quốc gia đã trải qua nhiều thập niên thập chiến tranh và biến động, sức mạnh chính trị về nguồn nước như của sông Kabul sẽ có thể là một ân huệ.