Chiến lược chống IS của Mỹ: Sai lầm và phi thực tế

Google News

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh Nga đã can thiệp quân sự, chiến lược chống IS mới ở Syria của Mỹ là rất đỗi sai lầm và  hoàn toàn phi thực tế.

Đó là nhận định của nhà phân tích người Mỹ Robert G. Cantelmo trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest ngày 28/10/2015. Ông Cantelmo là Trợ lý giám đốc Center for the National Interest  đồng thời là nhà phân tích chuyên sâu về chiến lược và an ninh quốc gia Mỹ.
Chien luoc chong IS cua My: Sai lam va phi thuc te
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ  ngày 27/10.
Theo nhà phân tích Robert G. Cantelmo, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter ngày 27/10 đã điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và trình bày chi tiết chiến lược chống IS mới nhất của chính quyền Obama về gia tăng chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Trong phiên điều trần, Bộ trưởng Quốc phòng Carter vạch ra chiến lược đánh bại Nhà nước Hồi giáo mang tên "ba R" (Raqqa, Ramadi, Raids). Theo chiến lược ba R này, liên quân do Mỹ cầm đầu sẽ tập trung nỗ lực vào các mục tiêu Raqqa và Ramadi (thành lũy lớn của Nhà nước Hồi giáo  ở Syria và Iraq) và tiến hành các cuộc tấn công tiêu diệt thủ lĩnh IS cấp cao. Chiến lược này cũng sẽ mở rộng vai trò của lực lượng đặc nhiệm Mỹ và yểm trợ trên không cho phe đối lập Syria. Đáng chú ý, ông Carter đã nêu ra chiến lược này trong bối cảnh Washington vẫn không chịu hợp tác với Moscow trong việc xử lý cuộc nội chiến Syria. Ông Carter nói: "Nói rõ ràng, chúng tôi không hợp tác với Nga. Chúng tôi không cho phép Nga tác động đến tốc độ, phạm vi của chiến dịch chống ISIL (phiến quân IS) ở Iraq hoặc Syria”.
Quyết định của chính quyền Obama leo thang chiến dịch chống IS ở Syria không phản ánh thực tế mới trên mặt đất. Việc Nga can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Syria đã khiến người ta đặt  câu hỏi về tính khả thi của chiến lược “ba R”. Nỗ lực do Mỹ cầm đầu để áp đặt một giải pháp ở Syria thời “hậu xung đột” buộc  Washington phải hoặc trả lại các vùng lãnh thổ được liên quân "giải phóng" cho chính phủ Assad hoặc giữ vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình để bảo vệ phe đối lập đang thua liểng xiểng trên chiến trường. Để tránh kịch bản này tệ hại này, liên minh do Mỹ cầm đầu buộc phải tấn công đồng thời cả Nhà nước Hồi giáo lẫn chế độ Assad.
Chien luoc chong IS cua My: Sai lam va phi thuc te-Hinh-2
Chiến đấu cơ Nga đang đảm nhận vai trò “lực lượng không quân Damascus".
Trước khi Nga can thiệp quân sự, chiến lược “đánh cả IS lẫn Assad” dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ-Iran ở Syria và Iraq. Bây giờ, khi mà Nga đang đảm nhận vai trò “lực lượng không quân Damascus", chiến lược này chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc chiến  “ủy nhiệm” giữa Washington và Moscow, lôi kéo hai cường quốc quân sự này  vào một cuộc xung đột thực sự.
Đánh bại Nhà nước Hồi giáo là mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong khu vực. Thế nhưng, hy vọng thiết lập được một chế độ thân thiện với Mỹ ở Syria xem ra lại là một giấc mơ khá hão huyền. Đã đến lúc phải tách bạch giữa chiến lược chống phiến quân IS ở Syria với chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq.  
Tập trung nỗ lực vào chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq sẽ cho phép các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ ưu tiên cho các đối tác  ở Baghdad (chính phủ Iraq) và Erbil (lực lượng người Kurd ở miền bắc Iraq), thay vì cố gắng xây dựng một phe đối lập Syria “từ con số không”. Chiến lược này sẽ cung cấp cho chính quyền Obama cơ hội cuối cùng để đảo ngược tổn thất chính trị và an ninh, một khi  Mỹ rút quân khỏi khu vực. Hơn nữa, nó sẽ làm giảm sự hiện diện của Mỹ trong cuộc xung đột trực tiếp giữa quân chính phủ Syria và phiến quân IS.
 Thay vì leo thang can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng Syria – một cuộc chiến không có bên nào chiến thắng, Mỹ nên nhân cơ hội này để lấy lại vị thế của mình trong khu vực và tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải trước đây.
Minh Châu (Theo The National Interest)

Bình luận(0)