Campuchia sẽ sa vào nội chiến, nếu CNRP thắng cử?

Google News

(Kiến Thức) - Tình trạng thù địch giữa Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và Đảng Cứu quốc Campuchia đối lập khiến người ta e rằng Campuchia có nguy cơ lại sa vào nội chiến.

Thủ tướng Hun Sen từng tuyên bố ông sẽ không rời khỏi văn phòng ngay cả khi CPP bị thất cử. 
Cương lĩnh tranh cử của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) của Sam Rainsy đối lập hoàn toàn với cương lĩnh tranh cử của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền. Cái gì CPP nói là trắng thì CNRP kêu là đen.
CPP nói rằng đảng này bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân Campuchia, trong khi CNRP chỉ là một đảng phá hoại. Kể từ khi các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tổ chức vào tháng 5/1993, các chính phủ do CPP cầm đầu đã liên tiếp thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như đường giao thông, cầu, trường học, bệnh viện, chùa, đập, đê điều… thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và củng cố ổn định chính trị.
Trong khi đó, CNRP do cựu Bộ trưởng Tài chính Sam Rainsy lãnh đạo, chỉ miễn cưỡng thừa nhận một số thành tựu ở Campuchia và chủ yếu tập trung khoét sâu một số thiếu sót của CPP - trong đó có vấn đề nhân quyền, chênh lệch giàu-nghèo đi kèm với tăng trưởng kinh tế nhanh. Phe đối lập dường như phủ nhận tất cả và sẽ thiên về trả thù chính trị, nếu phe này thắng cử và giành chính quyền. (May mắn thay, CNRP một lần nữa lại thất cử và CPP chắc chắn giành quyền đứng ra thành lập chính phủ, mặc dù chỉ giành được đa số không còn áp đảo như trước).
 Không ít người lo ngại về việc một chính phủ do CNRP sẽ “xóa bỏ tất cả, làm lại từ đầu” như chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của Pol Pot.
Không ít người lo ngại về việc một chính phủ do CNRP sẽ “xóa bỏ tất cả, làm lại từ đầu” như chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của Pol Pot từng làm trong thời kỳ 1975-1979. Trước tổng tuyển cử, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố ông sẽ không rời khỏi văn phòng ngay cả khi CPP bị thất cử. Trong khi đó, một số đảng viên CPP đã cảnh báo rằng một chiến thắng của CNRP sẽ dẫn đến cuộc nội chiến hoặc một cuộc đảo chính quân sự.
Cộng đồng hàng nghìn các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở lại cam kết trung thành với CNRP và một số NGO thậm chí còn thề sẽ hy sinh mạng sống của mình cho phe đối lập, nếu cần thiết. Đây quả là những quả bom nổ chậm cực kỳ nguy hiểm do Mỹ và phương Tây cài cắm ở Campuchia. Các NGO này tìm mọi cách gây mất ổn định và lật đổ chính phủ CPP do Thủ tướng kỳ cựu Hun Sen lãnh đạo.
Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha thường xuyên cáo buộc CPP “phục vụ lợi ích của phương Tây”.
Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha từng lãnh đạo Trung tâm Nhân quyền Campuchia do Mỹ (USAID), Anh và Liên minh Châu Âu tài trợ, trước khi lao vào chính trường năm 2008. Đáng chú ý là ông này thường xuyên cáo buộc CPP “phục vụ lợi ích của phương Tây”.
CPP lập luận rằng đảng này đã đứng lên giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá, thúc đẩy hòa giải dân tộc, ổn định và hòa bình. Thế nhưng CNRP lại cho rằng các quan chức CPP không làm bất cứ điều gì khác ngoài mưu cầu lợi ích cá nhân.
Các phương tiện truyền thông Campuchia nói rằng lãnh đạo CNRP Sam Rainsy muốn trả thù cho cái chết bí ẩn của cha mình là Sam Sary. Sam Sary bị cáo buộc cùng với CIA âm mưu giết Hoàng thân Norodom Sihanouk trong năm 1959.
Lê Chân (theo atimes.com)

Bình luận(0)