Cò đất làm giàu ở đại công trường Phú Quốc

Google News

Những ngày cuối 2017, việc mua bán bất động sản ở Phú Quốc vốn nóng càng nóng thêm khi dân địa phương, giới đầu tư khắp nơi đón đầu đặc khu kinh tế.

 
Người ta nói nhiều về chuyện sốt đất Phú Quốc cách đây gần 3 năm và hiện tượng này chỉ chững lại trong khoảng 4 tháng rồi tiếp tục nóng lên, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2017 để đón đầu đặc khu kinh tế. Nhiều Việt kiều từ Nga, Đức, Canada, Australia.. về hòn đảo phía tây nam tổ quốc đổ vốn kinh doanh khu nghỉ dưỡng. Trong số này, nổi bật có nhóm Việt kiều Đức xuất hiện ngay từ năm 2012, mua hàng loạt đất ven biển.
Ai cũng có thể trở Thành cò đất kiếm lời
Ở đâu có nhà đất bán, tại đó sẽ có cò đất. Trên đảo Phú Quốc, người ta nói vui “cò đất nhiều hơn cả khách du lịch”. Ai cũng có thể Thành người môi giới bất động sản (BĐS). Anh bán nước mía, người công nhân xây dựng hay chị bán quần áo… đều kiếm được lời từ công việc kết nối người mua bán đất với nhau.
Cò đất Phú Quốc những năm gần đây đã có kinh nghiệm hơn trước. Họ buộc phải hiểu luật và phải cung cấp thông tin quy hoạch cho người mua - bán BĐS để tránh rủi ro. Bởi ở đảo này có nhiều khu đất đã được quy hoạch xây dựng trường học, thương mại, dịch vụ, trạm y tế, đất nông nghiệp…
 Anh thợ sửa máy tính, người bán hàng ăn bận rộn môi giới giao dịch đất đai.
 Những văn phòng môi giới nhà đất mọc lên khắp nơi.
Phóng viên Zing.vn gặp một vài cò đất và giới đầu tư kinh doanh du lịch ở hòn đảo ngọc của tỉnh Kiên Giang hỏi chuyện mua đất đầu tư, ở đâu cũng được hướng dẫn nhiệt tình.
Ngày đầu tìm hiểu về tình hình sốt đất Phú Quốc, tôi thuê chiếc xe máy đi lại cho thuận tiện. Chạy trong cung đường từ trung tâm thị trấn Dương Đông qua khu vực sân bay cũ đến một cửa hàng sửa chữa máy vi tính, tôi gặp người đàn ông tên Dương. Lúc này anh ta đang ngồi nói chuyện qua điện thoại, trước mặt là màn hình vi tính đang mở các file PDF sơ đồ mảnh đất phân lô. Sau lưng anh, cô con gái nhỏ 2 tuổi một mình gặm ngón tay trong chiếc xe đẩy, còn bố cứ mải nói chuyện về các lô đất.
Dừng cuộc điện thoại, Dương niềm nở tiếp chúng tôi. Anh hỏi tôi có khoảng bao tiền, đầu tư lĩnh vực gì. Cuộc nói chuyện kéo dài trong khoảng 30 phút. Người em của Thành niên 31 tuổi tiết lộ sau 10 năm từ quê nhà Quảng Ngãi đến đảo ngọc, nay Dương đã có một khoản tiền tương đối nhờ thêm nghề môi giới đất.
“Hôm qua đông lắm, người mua 2 lô, người 3 lô. Mấy ngày trước tôi bán một lúc mấy lô đất. Có người buổi sáng bỏ ra 450 triệu đồng mua, đến chiều đã bán được 500 triệu đồng. Làm gì ra một ngày 50 triệu đồng hả anh”, Dương nói.
Ở Phú Quốc, nhu cầu mua đất có ở khắp nơi khi người dân và các nhà đầu tư đứng trước cơ hội vàng.
Anh thợ sửa máy vi tính chia sẻ thị trường bất động sản Phú Quốc hiện nay vị trí nào cũng bán được. Chỉ cần có người bán là có người mua rồi, không phân biệt vị trí nào, bởi những năm dài về sau nơi này sẽ rất khác.
Dương tiết lộ một đối tác dẫn anh vào nghề này là một người đàn ông từ Hà Nội vào mua đất. Kể từ lúc "bén duyên" đó, chàng thợ sửa máy vi tính Thành cò chuyên nghiệp. Anh cho rằng ở các gốc cây, cột điện có treo biển quảng cáo rao bán đất thường là của dân môi giới hoặc chính những người buôn đi bán lại. Trong những tấm biển rao bán đất đó đương nhiên có cả số điện thoại của Dương.
 

 
Dọc ven biển phía tây đảo Phú Quốc đã được các tập đoàn lớn đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng. 
 Công trường xuất hiện nhiều ven biển Phú Quốc.
Đầu tư vào Phú Quốc các doanh nhân, nhà kinh doanh chủ yếu nhắm đến thị trường du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí. Từ vài năm trước, các mảnh đất phía tây hòn đảo, ven biển dọc trục đường Trần Hưng Đạo đã được nhiều thương hiệu lớn như Vinpearl, Intercontinental, Pullman, Novotel, Marriott... đầu tư kinh doanh các khu phức hợp nghỉ dưỡng đa chức năng. Còn lại, các khu vực khác đắt nhất là đất ở đường 30/4, đường Nguyễn Trung Trực, trung tâm thị trấn Dương Đông. Riêng khu vực ven thị trấn như ấp Cây Thông Ngoài, ấp Ông Lang, Búng Gội được giới kinh doanh bất động sản vừa và nhỏ quan tâm đầu tư.
Điểm nóng nhất thời điểm này là khu vực gần sân bay cũ thuộc thị trấn Dương Đông, nơi sẽ quy hoạch Thành trung tâm tài chính. Có thời điểm đất ở đây trong hai tuần giá lên gấp đôi. Nhiều người mua rồi cứ thế đẩy giá lên rao bán.
Chỉ tay vào sơ đồ đất phân lô, Dương bảo: “Các lô 700 triệu đến hơn 800 triệu đồng người ta mua hết rồi đây. Còn mấy lô này giá hơn 500 triệu đồng, nếu anh mua tôi cam đoan 4 tháng nữa bán chắc chắn tối thiểu từ 580 đến 600 triệu đồng. Thế là lời rồi. So với việc gửi tiền ngân hàng không lại được đâu. Muốn lãi nhiều hơn anh phải đầu tư những mảnh to hơn, nhiều tiền hơn”.
Dương vốn là một thợ sửa máy tính. Anh thuê nhà mở cửa hàng nhỏ ở thị trấn Dương Đông vài năm nay, nhưng thời gian gần đây anh thu nhập chính từ việc môi giới đất. Dương tiết lộ những ngày đầu tháng 12, mỗi ngày anh bán từ 3-4 mảnh đất, kiếm hàng chục triệu. Vài năm qua, kể từ khi cơn sốt đất ở Phú Quốc gia tăng, Dương giàu lên được nhờ công việc này.
 

 

 Ở Phú Quốc, khi gọi vào các số điện thoại trên bảng rao bán đất như thế này, khách sẽ gặp cò đất, thay vì chính chủ.
Rời địa điểm gặp Dương, tôi đến Bãi Thơm, Búng Gội và ấp Ông Lang - những khu vực có nhiều dự án đô thị và đất phân lô được rao bán khắp dọc đường. Dừng chân tại một quán cà phê ở ngã ba trục đường lên phía bắc hòn đảo, tôi gặp người đàn ông tên Sơn. Anh này làm việc tại một dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng. Trong lúc rảnh rỗi, Sơn ngồi trông hàng thay vợ. Chỉ cần thấy dấu hiệu người nào như đang tìm mua đất, anh liền bắt chuyện làm quen.
Người đàn ông quê Hải Dương chia sẻ ngoài khu vực gần trung tâm thị trấn Dương Đông thì khu Búng Gội và ấp Ông Lang là hai nơi được nhiều người quan tâm. Với 1 tỷ đồng, khách có thể mua được 400 m2 đất thổ cư có sổ hồng.
“Trông hoang vu thế thôi nhưng đất đã có chủ hết rồi đấy. Họ chưa xây dựng gì đâu, chủ yếu đầu cơ mua đi bán lại. Còn về cơ hội đầu tư thì đang tranh tối tranh sáng, chưa ổn định. Sau này một là đắt, hai là rẻ, nếu sống thì sống khỏe luôn. Đầu tư vào đây khi bán đảm bảo chỉ có lãi nhiều hay lãi ít, chứ không có chuyện lỗ”, người đàn ông nói giọng Bắc đầy vẻ thuyết phục.
Sơn cũng chân thành khuyên khách nếu mua đất xác định đầu tư phải nghiên cứu kỹ, vì nhiều khu vực ở Phú Quốc đã nằm trong quy hoạch.
“Anh không mua của tôi giới thiệu cũng được, nhưng tôi có thể soi giúp anh khu đất đó có nằm trong diện quy hoạch hay không”, Sơn nói. Chỉ tay về phía xa, Sơn bảo đằng sau núi không mua được. Từ khu vực mặt đường này trở ra trong 1500 m thì an toàn, sau 200 m là không đảm bảo, vì dễ dính quy hoạch.
 
 
 Đường Trần Hưng Đạo và các khu vực lân cận đang được nhiều người đầu tư nhà hàng, quán xá theo phong cách phố Tây.

Thị trấn Dương Đông sầm uất, náo nhiệt hơn nhiều so với cách đây vài năm.
Sơn tiết lộ từng học Đại học Bách Khoa Hà Nội, vào làm việc ở Kiên Giang đã 17 năm nhưng đặt chân đến huyện đảo này mới được 4 năm, và đã mua được đất, cả ở đất liền Kiên Giang lẫn ở Phú Quốc mà chưa xây nhà, vẫn đi thuê để ở. Công việc chính của anh là chỉ huy một dự án resort ở gần khu Búng Gội. Nhờ biết các dự án, nhiều mảnh đất bán, quen biết nhiều người dân bản địa, Sơn trở Thành cò đất từ lúc nào không hay.
Hướng ánh mắt về phía khu đất đầy cây cỏ dại mọc, Sơn nói: “Miếng đất đó họ trả 800 triệu đồng/nền 507 m2, giờ ông ta cứ để đấy chưa bán đâu. Mấy miếng 400 triệu đồng với 250 triệu đồng/nền thì họ đã bán hết trơn rồi”.
Đất nền nhà bình thường ở đây khoảng 200 m2, còn đất nền biệt thự khoảng 300 - 500 m2.
“Nếu anh mua đất tầm 4 tỷ đổ lại (2 công), cách đây một tháng thì lãi tầm 30% rồi, nhưng giờ em không dám hứa nhưng đầu tư vào đất chỉ có lãi chứ không thể lỗ được. Mấy tháng trước, một ông anh vào đây mua một vài công đất sau đó bán nhanh chóng về Thành phố mua xe Mercedes đi rồi. Còn anh giờ mới đầu tư thì chỉ đi ôtô thường thôi”, anh cò đất Sơn cười khoái chí.
 Đất chia lô ở khu vực Cây Thông Ngoài.

Khu vực Bãi Thơm, Búng Gội còn nhiều mảnh đất tuy đã có chủ mua nhưng để rao bán lại. 

Anh Quyền (áo đen) dẫn phóng viên tới mảnh đất 1.000 m2 mà anh Quang đã bán hết sau khi từ Hà Nội vào Phú Quốc đầu tư từ năm 2016. Nay mảnh đất này tiếp tục được người môi giới rao bán giá cao hơn. 
Sơn tiết lộ thêm: “Dân Hà Nội vào đây mua đất nhiều. Anh Mạnh bệu ở Hàng Buồm, Lâm béo Hàng Cót đều đã có trong tay những mảnh đất để làm dự án. Đất ở khu Ông Lang 6 tỷ/công nhưng ở Búng Gội chỉ 4 tỷ/công. Đang còn chỗ 2,1 công, đẹp lắm, đất sạch, anh xác định kinh doanh gì em mới tư vấn cho anh được”. (1.000 m2 = 1 công).
Khi tôi hỏi khu vực đất sát bờ biển, Sơn khuyên không nên mơ chỗ đó. Thứ nhất đại gia thâu tóm hết, đồng thời tối thiểu phải 1.000 m2 người ta mới cắt ra bán, trong khi giá có khi còn đắt hơn đất Hà Nội, tầm 60-100 triệu đồng/m2.
Trong số những người từ thủ đô vào đảo ngọc buôn đất có anh Lê Văn Quang (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy). Sau một năm mua được 1.000 m2 đất ở khu vực Cây Thông Ngoài nhờ chung vốn cùng đối tác, tháng 11 năm nay anh chia lô ra và bán sạch cho nhiều người khác nhau, mỗi khách mua một mảnh vài trăm m2. Trong quá trình chờ khách và thời điểm giá lên, anh liên tục phải bay ra bay vào giữa Hà Nội và Phú Quốc 2-3 tháng/lần. Những lúc vắng mặt, anh phó thác cho cò đất giao dịch.
Chính những vị khách mua đất của anh Quang hiện nay rao bán với giá cao hơn.
 Xe biển kiểm soát Hà Nội đỗ trước các khu đất, ngôi nhà.
  Theo các cư dân nơi đây, người miền Bắc vào Phú Quốc đầu tư khá nhiều, một phần nhờ thuận tiện về đường bay hơn so với nhiều tỉnh Thành khác.
Cò đất chia sẻ thêm, buôn bán đất sôi động nhiều năm nay, người dân Phú Quốc giờ rất giàu, ai ai cũng có tiền tỷ. Dân gốc ở đây chỉ có vài nghìn người, còn chủ yếu là người nơi khác đến làm ăn. Sau khi đến đảo ngọc khai hoang những năm trước, nhiều gia đình có vài chục ha đất, nay bán sạch và đi tỉnh Thành khác sống. Cũng có người đã bán hết đất vẫn ở lại Phú Quốc làm ăn, gửi tiền vào ngân hàng.
Một người làm việc ở đây kể bằng chứng là có người bán được mấy ha đất rất nhiều tiền, sau mấy năm quay lại anh thấy cuộc sống của họ vẫn giản dị, đi cái xe máy tuềnh toàng, tiền chủ yếu gửi tiết kiệm.
Đại công trường phía tây đảo ngọc
Không chỉ các tập đoàn trong nước, nhà đầu tư cá nhân, mà giới Việt kiều các nước đổ về Phú Quốc mua đất xây resort, kinh doanh du lịch khá nhiều. Đến các bãi tắm hoặc đi dạo trung tâm người ta thường thấy khách Tây chiếm số lượng lớn.
Vào thời điểm này, những khu đất có diện tích nhỏ từ dưới 500 m2 cách bờ biển từ vài trăm mét không còn cảnh treo biển rao bán, thay vào đó là một số dự án khách sạn, resort đang được xây dựng, cần cẩu công trường "tua tủa" vươn lên.
Những người dày dạn kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng cho rằng du khách quốc tế đi biển đảo thường không thích những nơi phố xá tấp nập, mà có thú ra biển thưởng ngoạn phong cảnh hoặc ngồi ở các bar gần bãi biển. Đó là lý do nhiều hàng quán ở thị trấn Dương Đông cuối năm không đông đúc như mùa cao điểm.
Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo thuộc Cửa Lấp, xã Dương Tơ, cách thị trấn Dương Đông chưa đầy 10 km là mảnh đất rộng 1 ha của anh Thành, một Việt kiều. Mảnh đất nhìn như một công viên với nhiều cây xanh và hoa nở rộ, bên trong có một căn nhà cấp 4 rất rộng.
Anh Thành chọn mảnh đất này làm chỗ ở vì không khí trong lành và mát mẻ, chỉ cách bờ biển chưa đầy 200 m, luôn có tiếng sóng rì rào và cành cây liên tục đung đưa trong gió thổi. Anh bảo ngôi nhà này vẫn nguyên bản từ khi mua đã 4 năm, chỉ có đường vào là anh cải tạo lát nền và trồng thêm cây cảnh.
Ngoài mảnh đất này, người đàn ông từ nước ngoài trở về còn có khu đất khác cách đó vài trăm m, cũng trên mặt đường Trần Hưng Đạo, rộng 1,4 ha. Nơi đây anh đang cho xây dựng và hoàn thiện khu resort 5 sao, chỉ sau Tết nguyên đán Mậu Tuất sẽ đi vào hoạt động.
Anh Việt kiều quê Vĩnh Phúc kể hồi mới về Phú Quốc mua đất, đường còn vắng, dân rất thưa thớt, ôtô cũng ít, taxi chỉ có vài chục chiếc. Chiếc ôtô biển kiểm soát Hà Nội của anh đi đâu quanh đảo người ta cũng biết. Thời gian gần đây, đảo sầm uất lên, dân tứ xứ đổ về một cách chóng mặt.
 

 Cảnh công nhân thi công các công trình nghỉ dưỡng có ở khắp Phú Quốc thời điểm này.
“Mảnh đất này 1 ha, hồi đó mua rẻ lắm, chỉ 4 triệu/m2, không mua chỗ này có thể mua chỗ khác được, thích chọn đâu thì chọn. Người dân bảo tôi mua xong cái này họ bán tiếp mảnh bên cạnh cho, dễ như mua rau”, anh kể lại.
Đang làm ăn khấm khá bằng việc kinh doanh quần jean bên Nga, vốn liếng có vài trăm tỷ, nhưng vì con cái không muốn sống ở nước ngoài nên anh đã đưa cả gia đình về Việt Nam.
Trước đó, anh Thành và cộng sự đã tìm hiểu việc đầu tư kinh doanh resort ở Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Cuối cùng anh quyết định chọn Phú Quốc để đầu tư.
“Lý do là nếu vào Nha Trang tôi sẽ phải cạnh tranh với nhiều ông lớn mà mình kinh nghiệm không thể bằng họ. Tôi thích Phú Quốc vì khí hậu nơi đây và tiềm năng du lịch rất lớn. Tôi tin sẽ làm được hơn hoặc bằng những người đi trước mình nhiều năm tại Phú Quốc. Bản thân các anh em Việt kiều đến đây đầu tư dù trước hay sau họ đều cởi mở mà không lo ngại gì chuyện cạnh tranh cả”, anh Thành nói.
Đất khu vực sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông lên cao những ngày qua. 

 Nhiều khu đất tuy chưa có dấu hiệu thi công nhưng đã có chủ.

 Những nơi cỏ mọc um tùm thế này sẽ rất khác sau vài năm tới.
Nhà đầu tư được nhiều quyền lợi khi đến Phú Quốc
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, đến nay đã có 31 dự án FDI trong tổng số hàng trăm dự án lớn nhỏ đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 50.000 tỷ đồng và 24 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư ước tính 46.000 tỷ đồng trên tổng diện tích quy hoạch 8.683 ha
Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đến với Phú Quốc, chính quyền địa phương có nhiều chính sách tạo điều kiện một cách tối đa như giảm nhiều loại thuế; giảm thuế sử dụng đất trong hơn 10 năm, giảm 3 năm thuế xây dựng, giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động...
Giấy phép xây dựng ở Phú Quốc xem xét kiểm duyệt chặt chẽ nhưng rất dễ được cấp nếu đúng quy hoạch. Nếu là tư nhân đi xin giấy phép xây nhà còn thoải mái hơn, miễn là hợp pháp.
 

 Trục đường Trần Hưng Đạo phía tây đảo kín mít các khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng.
Bạn bè anh Thành vào đây mua đất xây khách sạn nhiều, ngoài ra có người mua đất ở hoặc mua đi bán lại cũng có. "Người nhiều tiền có, ít tiền cũng có, người có từ 10 đến 20 tỷ nhiều, người có 100-200 tỷ cũng rất nhiều. Họ toàn là người giỏi", anh nói.
“Ở đây ít tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn là do dân thập phương, chứ người Phú Quốc hiền khô và tốt bụng lắm”, anh Thành chia sẻ thêm.
Anh kể có lần một nhóm Thành niên lấy trộm xe máy của dân đi đâu đó ăn chơi xong vứt luôn ngoài đường. “Nhà tôi đi ngủ không cần đóng cửa, ôtô để ngoài sân không cần rút chìa khóa, chẳng ai lấy. Cùng lắm có ông nào say rượu vào đánh xe mình đi thôi”, anh Thành tếu táo.
 
Theo Hoàng Hà/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)