Để giới thiệu bức tranh Mark Rothko trị giá 50 triệu USD sắp chào bán ở New York, hãng Sotheby đã mang nó đến châu Á để “gạ gẫm” các nhà đấu giá giàu có. Ngoài Hong Kong, nơi Sotheby có văn phòng đại diện, tác phẩm nghệ thuật này chỉ được đem đến một địa điểm nữa để cho giới đại gia chiêm ngưỡng. Không phải Thượng Hải, Tokyo hay Singapore, USD Đài Bắc.
Patti Wong, chủ tịch của Sothethy tại khu vực châu Á, người đã tổ chức buổi xem trước trong vòng 2 ngày với sự tham dự của Maggie và Richard Tsai cùng Chủ tịch Yageo, ông Pierre Chen, chia sẻ rằng: "Chúng tôi đem nghệ thuật đến những nơi có người định giá được nó. Với chúng tôi, Đài Loan là một thị trường quan trọng".
Bùng nổ người giàu
Trung Quốc vẫn thường được biết đến là khu vực kinh tế tạo ra tiền tỷ nhanh hơn bất cứ nơi nào khác, nhưng kể từ những năm 1950, Đài Loan may mắn chiếm lĩnh vị thế và trở thành khu vực làm giàu nhanh nhất trên thị trường.
Theo báo cáo tài sản của Knight Frank trong năm 2019, Đài Bắc đứng thứ tám toàn cầu trong danh sách các thành phố có số lượng cá nhân mang giá trị ròng cực cao, với 1.519 người có khối tài sản ít nhất là 30 triệu USD. Và các doanh nghiệp bất động sản dự đoán con số này sẽ tăng lên ngưỡng 1.864 người vào năm 2023.
Trong những năm 1970, việc gây dựng tài sản trên hòn đảo 23,6 triệu người này bắt đầu diễn với sự phát triển của hàng trăm công ty và nhà máy sản xuất lớn nhỏ. Họ tạo ra mọi thứ từ tivi cho đến đồ chơi cho trẻ em như búp bê Barbie, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và giúp Đài Loan có được vị trí dẫn đầu.
Đến những năm 1980, thành phố này đã có bước tiến mới khi sở hữu chuỗi sản xuất linh kiện điện tử cũng như hàng hóa hàng đầu, điển hình là các công ty về máy tính và các nhà sản xuất con chip như tập đoàn Acer Inc. hay công ty sản xuất chất bán dẫn Taiwan.
|
Đài Bắc đứng thứ tám toàn cầu trong danh sách các thành phố có số lượng cá nhân mang giá trị ròng cực cao. |
Khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa đầu tư, nhiều công ty Đài Loan đã chuyển vùng sản xuất vượt ra khỏi eo biển Đài Loan để thúc đẩy sự bùng nổ trong ngành công nghiệp Trung Quốc. Ngày 1/4 vừa qua, Tập đoàn công nghệ Foxconn đã đưa nhà sáng lập Terry Gou trở thành tỷ phú với khối tài sản trị giá lên đến 4,3 tỷ USD.
Dòng tiền chảy về Đài Loan đã làm nên những công trình đáng được vinh danh, được xem là biểu tượng cho độ giàu có nơi đây. Điển hình là năm 2004, tòa nhà Đài Bắc 101 tầng đã được khai trương và trở thành tòa nhà cao nhất thế giới, nơi có cửa hàng lớn nhất của thương hiệu Christian Dior. Mãi cho đến năm 2010, danh xưng này mới buộc phải nhường lại cho tòa tháp Burj Khalifa cao 179 tầng tại Dubai.
Người giàu ẩn mình
Nhưng một lượng lớn tiền kiếm được lại thuộc về các doanh nhân gốc Đài đang làm ăn tại nước ngoài. Theo báo cáo của tập đoàn UBS AG, các doanh nhân hải ngoại gốc Đài đang nắm giữ 500 tỷ USD, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc với 1,4 nghìn tỷ USD và Mỹ với 700 tỷ USD.
Những doanh nhân này cũng tỏ ra thích thú với việc đầu tư bất động sản. Theo Knight Frank, tính trung bình mỗi đại gia người Đài Loan sở hữu khoảng 5,4 căn nhà, lớn hơn con số 4 căn của các đại gia Hong Kong và 4,6 căn của các đại gia nức tiếng ở Trung Đông.
Tại trung tâm thành phố Đài Loan, các căn hộ được bán với giá 1 tỷ Đài tệ (khoảng 32 triệu USD), điều này khiến nơi đây trở thành một trong những khu nhà ở đắt đỏ nhất của khu vực này.
Phần lớn tài sản trên hòn đảo này thuộc về các ông bà chủ của những doanh nghiệp aanrmifnh, không có ý định lên sàn. Nhiều người trong số họ hiện đang tìm cách rút tiền.
Tập đoàn Precision Motion Industries Inc., nhà cung cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn có cổ đông là Pai Young-yao, đang tìm kiếm người mua lại công ty với mức giá 1 tỷ USD, nguồn tin cho biết.
Ông Dennis Chen, hiện phụ trách bộ phận quản lý tài sản của UBS tại thị trường Đài Loan, chia sẻ rằng: "Hơn 90% khách hàng của chúng tôi là doanh nhân sở hữu các doanh nghiệp chưa được định giá".
Say mê tiêu tiền nhưng không thích bị dòm ngó
Không giống như định nghĩa về sự giàu có được miêu tả trong bộ phim "Crazy Rich Asians", hầu hết gia đình sở hữu khối tài sản kếch xù tại Đài Loan đều nói không với những màn khoe khoang của cải.
Ông Tsai, người đồng quản lý và điều hành công ty Fubon Financial Holding với tình yêu say đắm dành cho nghệ thuật, đã tâm sự với em trai mình rằng: "Chúng ta đâu cần hào quang của sự giàu có bao quanh. Những người Đài bắc như chúng ta đây, đã học hỏi từ người Nhận Bản và người Trung Quốc để thấm nhuần tầm quan trọng của sự khiêm tốn và coi đức tính khiêm tốn là một truyền thống dân tộc".
Ông Chen hoàn toàn đồng ý với quan điểm này và ông chia sẻ: "Hầu hết khách hàng của chúng tôi không bao giờ bay hạng thương gia".
Ông Annie Leung, chủ tịch của Bellavita, một khu thương mại sang trọng tọa lạc tại trung tâm thành phố Đài Bắc, nói rằng: “Nếu bạn nghĩ người Đài không biết tiêu tiền thì bạn đã nhầm to rồi, họ tiêu tiền nhưng không thích phô trương.
Trung tâm mua sắm của chúng tôi có hẳn một câu lạc bộ dành riêng cho những vị khách VIP, nơi họ có thể thỏa mãn niềm đam mê mua sắm của mình và thử những bộ trang phục kèm các món phụ kiện đắt tiền trong các phòng ốc sang trọng mà không cần phải vào cửa hàng.
Thương hiệu Hermes thậm chí còn tự tay mang đến đây các mẫu túi riêng cho những vị khách không muốn đến trực tiếp cửa hàng của họ để mua”.
Ông Leung, con trai của C.C. Leung - người đồng sáng lập Quanta Computer Inc. chia sẻ: "Đại gia Đài Bắc không muốn những món hàng hiệu của họ quá nổi bật trên đường phố. Họ là những khách hàng thượng lưu say mê với việc tiêu tiền nhưng lại không thích bị người khác dòm ngó".