1: Dự án cầu vượt chữ C thi công ì ạch, chậm tiến độ: Dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) được triển khai từ tháng 10/2021, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư.Cầu vượt chữ C có tổng mức đầu tư khoảng 147 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022. (Ảnh: Phối cảnh dự án).Liên danh nhà thầu gồm: Công ty CP tập đoàn Thành Long - Cienco1 - Công ty CP xây dựng kỹ thuật Việt Hưng đảm nhiệm thi công. Trong đó Công ty Thành Long thực hiện thi công kết cấu dầm thép phần trên, gồm chế tạo và lắp đặt 35 phiến dầm hộp thép liên hợp.Cầu vượt chữ C được thiết kế kết cấu nhịp cầu dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, tổng chiều dài 320,4m, kéo dài từ đường Phạm Ngọc Thạch sang phố Chùa Bộc. Dự án được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ khắc phục ùn tắc giao thông tại nút giao này. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ngày 9/12/2022, việc thi công tại dự án vẫn ì ạch, chậm tiến độ.Theo ghi nhận, hạng mục hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép của cầu hướng đường Phạm Ngọc Thạch đang được nhà thầu lắp đặt.Dù vậy, công trường dự án cầu vượt chữ C vẫn còn ngổn ngang.Liên quan đến dự án này, trao đổi với báo chí một lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc thi công dự án chậm gây ùn tắc trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.Phía phố Chùa Bộc, dự án đã khoan xong 14/14 cọc khoan nhồi.Cầu vượt chữ C chậm tiến độ có phần lỗi lớn của nhà thầu.Đơn vị thi công cam kết sẽ hoàn thành dự án trong tháng 12/2022, nhưng do dự án tiếp tục gặp khó khăn nên được đề xuất điều chỉnh đến quý 1/2023.Sở GTVT Hà Nội đã liên tục có văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công đảm bảo an toàn giao thông qua dự án, phân công người hướng dẫn, tuy nhiên tình trạng ùn tắc ở khu vực này vẫn không được cải thiện.Tình trạng bên trong công trường ngổn ngang, chưa rõ hình hài cây cầu thế nào. 2: Cầu vòm sắt vượt hồ Linh Đàm xây xong “bỏ hoang”: Để bổ sung cho dự án cầu cạn Vành đai 3 đi thấp vượt hồ Linh Đàm, sau khi dự án thông xe, UBND TP Hà Nội đã điều chỉnh bổ sung thêm hạng mục cầu cạn vòm sắt dành cho phương tiện xe máy đi dưới đường Vành đai 3.Dự án có tổng mức đầu tư là 65 tỷ đồng, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.Cầu có mặt cắt 2 làn xe (mỗi chiều 1 làn) có chức năng sử dụng cho xe máy lưu thông. Cầu có dầm, lan can làm bằng sắt 2 bên. Hệ thống chịu lực chính của cầu là 2 dàn thép 2 bên được thiết kế cách điệu dạng hình vòm.Đến nay cầu đã hoàn thành được nửa năm, nhưng vẫn chưa được đưa vào vận hành, khai thác triệt để.Cầu cạn vòm sắt dành cho phương tiện xe máy nhưng thời điểm phóng viên ghi nhận không có xe nào đi qua. Ngay cả khi mật độ giao thông qua khu vực này đông đúc thì nhiều người dân vẫn chọn lối đi khác.Hệ thống đèn đường chiếu sáng của cầu cạn vòm sắt cũng không thấy hoạt động.Cây cầu trở thành nơi tập kết rác trông nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.Một phần lòng đường của cây cầu còn biến thành “bãi xe” ô tô.Cây cầu này được kỳ vọng sẽ giảm tải lưu lượng giao thông cho nút giao Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Hữu Thọ - Giải phóng và nút giao Hoàng Liệt. Thế nhưng, trước những thực tế đang diễn ra nhiều người dân không khỏi xót xa, cho rằng nếu cầu không được đưa vào vận hành, khai thác triệt để sẽ gây lãng phí, thất thoát ngân sách. 3: 9 lô cốt “án ngữ” đường Vũ Trọng Khánh: Công trình gói thầu số 4 thuộc hệ thống nước thải Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội) nằm trên đường Vũ Trọng Khánh (phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng giá trị 834 tỷ đồng.Nhà thầu chính là liên danh Công ty CP xây dựng thương mại An Xuân Thịnh và Công ty CP Sông Đà 9. Đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành. Trong khi đó đường Vũ Trọng Khánh chỉ dài gần 300m nhưng có đến 9 chiếc lô cốt của công trình đang “án ngữ”.Tại các vị trí thi công “vắng bóng” công nhân từ lâu nhưng mặt bằng không được hoàn trả, nhiều lô cốt đã bị biến thành nơi dán quảng cáo hoặc nơi vứt rác.Các rào chắn của công trình vừa gây cản trở giao thông lại mất mỹ quan đô thị.
1: Dự án cầu vượt chữ C thi công ì ạch, chậm tiến độ: Dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) được triển khai từ tháng 10/2021, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư.
Cầu vượt chữ C có tổng mức đầu tư khoảng 147 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022. (Ảnh: Phối cảnh dự án).
Liên danh nhà thầu gồm: Công ty CP tập đoàn Thành Long - Cienco1 - Công ty CP xây dựng kỹ thuật Việt Hưng đảm nhiệm thi công. Trong đó Công ty Thành Long thực hiện thi công kết cấu dầm thép phần trên, gồm chế tạo và lắp đặt 35 phiến dầm hộp thép liên hợp.
Cầu vượt chữ C được thiết kế kết cấu nhịp cầu dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, tổng chiều dài 320,4m, kéo dài từ đường Phạm Ngọc Thạch sang phố Chùa Bộc. Dự án được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ khắc phục ùn tắc giao thông tại nút giao này. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ngày 9/12/2022, việc thi công tại dự án vẫn ì ạch, chậm tiến độ.
Theo ghi nhận, hạng mục hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép của cầu hướng đường Phạm Ngọc Thạch đang được nhà thầu lắp đặt.
Dù vậy, công trường dự án cầu vượt chữ C vẫn còn ngổn ngang.
Liên quan đến dự án này, trao đổi với báo chí một lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc thi công dự án chậm gây ùn tắc trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.
Phía phố Chùa Bộc, dự án đã khoan xong 14/14 cọc khoan nhồi.
Cầu vượt chữ C chậm tiến độ có phần lỗi lớn của nhà thầu.
Đơn vị thi công cam kết sẽ hoàn thành dự án trong tháng 12/2022, nhưng do dự án tiếp tục gặp khó khăn nên được đề xuất điều chỉnh đến quý 1/2023.
Sở GTVT Hà Nội đã liên tục có văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công đảm bảo an toàn giao thông qua dự án, phân công người hướng dẫn, tuy nhiên tình trạng ùn tắc ở khu vực này vẫn không được cải thiện.
Tình trạng bên trong công trường ngổn ngang, chưa rõ hình hài cây cầu thế nào.
2: Cầu vòm sắt vượt hồ Linh Đàm xây xong “bỏ hoang”: Để bổ sung cho dự án cầu cạn Vành đai 3 đi thấp vượt hồ Linh Đàm, sau khi dự án thông xe, UBND TP Hà Nội đã điều chỉnh bổ sung thêm hạng mục cầu cạn vòm sắt dành cho phương tiện xe máy đi dưới đường Vành đai 3.
Dự án có tổng mức đầu tư là 65 tỷ đồng, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Cầu có mặt cắt 2 làn xe (mỗi chiều 1 làn) có chức năng sử dụng cho xe máy lưu thông. Cầu có dầm, lan can làm bằng sắt 2 bên. Hệ thống chịu lực chính của cầu là 2 dàn thép 2 bên được thiết kế cách điệu dạng hình vòm.
Đến nay cầu đã hoàn thành được nửa năm, nhưng vẫn chưa được đưa vào vận hành, khai thác triệt để.
Cầu cạn vòm sắt dành cho phương tiện xe máy nhưng thời điểm phóng viên ghi nhận không có xe nào đi qua. Ngay cả khi mật độ giao thông qua khu vực này đông đúc thì nhiều người dân vẫn chọn lối đi khác.
Hệ thống đèn đường chiếu sáng của cầu cạn vòm sắt cũng không thấy hoạt động.
Cây cầu trở thành nơi tập kết rác trông nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Một phần lòng đường của cây cầu còn biến thành “bãi xe” ô tô.
Cây cầu này được kỳ vọng sẽ giảm tải lưu lượng giao thông cho nút giao Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Hữu Thọ - Giải phóng và nút giao Hoàng Liệt. Thế nhưng, trước những thực tế đang diễn ra nhiều người dân không khỏi xót xa, cho rằng nếu cầu không được đưa vào vận hành, khai thác triệt để sẽ gây lãng phí, thất thoát ngân sách.
3: 9 lô cốt “án ngữ” đường Vũ Trọng Khánh: Công trình gói thầu số 4 thuộc hệ thống nước thải Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội) nằm trên đường Vũ Trọng Khánh (phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng giá trị 834 tỷ đồng.
Nhà thầu chính là liên danh Công ty CP xây dựng thương mại An Xuân Thịnh và Công ty CP Sông Đà 9. Đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành. Trong khi đó đường Vũ Trọng Khánh chỉ dài gần 300m nhưng có đến 9 chiếc lô cốt của công trình đang “án ngữ”.
Tại các vị trí thi công “vắng bóng” công nhân từ lâu nhưng mặt bằng không được hoàn trả, nhiều lô cốt đã bị biến thành nơi dán quảng cáo hoặc nơi vứt rác.
Các rào chắn của công trình vừa gây cản trở giao thông lại mất mỹ quan đô thị.