H&M bị NTD Việt tẩy chay: Lời "khủng" ở thị trường Việt, thế giới "lao đao"

Google News

H&M bị người tiêu dùng Việt tẩy chay sau thông tin hãng thời trang này thay đổi bản đồ online có sự xuất hiện của "đường lưỡi bò" phi pháp. Cùng soi tình hình kinh doanh của H&M tại Việt Nam và trên thị trường quốc tế thời gian qua.

Mới đây, H&M bị người tiêu dùng Việt tẩy chay sau khi có thông tin hãng thời trang nhanh đến từ Thụy Điển đã thay đổi bản đồ online có sự xuất hiện của "đường lưỡi bò" phi pháp.
H&M lần đầu có mặt tại Việt Nam vào tháng 9/2017. Theo số liệu mà Doanh nghiệp và Tiếp thị có được, doanh thu của H&M trong năm 2017 là 227 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 152 tỷ đồng tương đương biên lợi nhuận gộp lên tới 67%. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế của H&M chỉ là 13 tỷ đồng và 10 tỷ đồng cho thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn.
Trong năm 2018 doanh thu H&M tăng gấp 3 lần, lên 763 tỷ đồng và năm 2019 tăng tiếp lên 1.116 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của hai năm này tăng so với 2017 nhưng cũng ở mức rất thấp, là 11 tỷ đồng và 57 tỷ đồng trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định ở mức 65-66%.
Hiện tại, H&M có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TPHCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.
H&M bi NTD Viet tay chay: Loi
 Ảnh: Zing
Về tình hình kinh doanh của H&M trên thị trường quốc tế, hãng thời trang này khá lao đao. Dầu năm 2018, H&M sử dụng người mẫu nhí da đen mặc chiếc áo in dòng chữ “coolest monkey in the jungle" (chú khỉ ngầu nhất trong rừng), bên cạnh đó là 2 mẫu nhí da trắng, một mặc áo hình thú không in chữ, một mặc áo in hình hổ kèm dòng chữ “survival expert” (chuyên gia sinh tồn). Những hình ảnh này khiến nhiều người phẫn nộ và cáo buộc H&M phân biệt chủng tộc. Về phần mình, H&M phải lên tiếng xin lỗi.
Cũng trong năm 2018, H&M tiết lộ giá trị hàng tồn kho toàn cầu quý II đã lên tới con số 4 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2017. Lượng lớn quần áo chưa bán được, chủ yếu do sức mua năm 2018 yếu hơn so với dự đoán của H&M, đã kéo tụt lợi nhuận hãng giảm 28% trong nửa đầu năm.
Năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến H&M phải đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới. Theo Cafebiz, doanh thu ròng của hãng thời trang này trong 3 tháng kết thúc vào ngày 31/5/2020 đã giảm 50% so với năm 2019 xuống còn 28,7 tỷ crown Thụy Điển (tương đương 3,1 tỷ USD). Trước đó, các chuyên gia phân tích thì dự đoán con số này là 27,5 tỷ crown Thụy Điển.
Đến đầu năm 2021, H&M tuyên bố không mua bông sản xuất ở Tân Cương khiến hãng bị bị người dân Trung Quốc tẩy chay.

Xem video "Triệt phá kho hàng chứa gần 8.000 sản phẩm thời trang nhập lậu". Nguồn Truyền hình Cần Thơ


Hoàng Minh (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)