Heineken “ghét” gì Sabeco... ra lệnh cấm oái oăm?

Google News

(Kiến Thức) - Tại thị trường Việt Nam, Heineken và Sabeco đang giao tranh với nhau một cách dữ dội để giành giật từng mẩu thị phần. Nếu như Heineken tự tin với thương hiệu toàn cầu của mình, có kế hoạch, có chiến lược rất khoa học và bài bản thì Sabeco lại tự tin là thương hiệu của người Việt.

Mới đây, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, Cục đã nhận được thông tin từ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bia phản ánh về chính sách của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam đối với các đại lý có bán bia khác, trong đó có bia của Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Các đại lý cho biết nếu trưng bày và bán sản phẩm bia Saigon Chill của Sabeco, họ sẽ bị Heineken cắt khoản hỗ trợ hàng tháng từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
Lãnh đạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng cho biết, sự việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, Cục đã tổ chức buổi làm việc với doanh nghiệp để hướng dẫn quy trình, thủ tục khiếu nại vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Đồng thời, Cục đã đề nghị các doanh nghiệp liên quan thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp thông tin chính thức để có cơ sở xem xét theo đúng quy định.
Heineken “ghet” gi Sabeco... ra lenh cam oai oam?
 Tại thị trường Việt Nam, Heineken và Sabeco đang giao tranh với nhau một cách dữ dội để giành giật từng mẩu thị phần. (Ảnh minh họa).
Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia lớn thứ ba tại châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản. Doanh số tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng 6,6% trong 6 năm liên tiếp, vượt xa mức tăng toàn cầu 0,2%. Bia chiếm 95% tổng tiêu thụ đồ uống có cồn tại Việt Nam.
Tại thị trường màu mỡ này, Heineken và Sabeco đang giao tranh dữ dội để giành giật từng mẩu thị phần. Heineken và Sabeco được đánh giá là có sức cạnh tranh ngang ngửa nhau, nếu như Heineken tự tin với thương hiệu toàn cầu của mình, có kế hoạch, có chiến lược rất khoa học và bài bản thì Sabeco lại tự tin là thương hiệu của người Việt. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018, Sabeco đã hoạt động dưới sự quản lý và điều hành của ThaiBev thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.
Trong khi đó, doanh số của Heineken tại Việt Nam tăng vọt hai chữ số trong 4 năm qua. Việt Nam trở thành nguồn lợi nhuận lớn thứ hai của Tập đoàn Hà Lan, chỉ sau Mexico. Ước tính thị trường Việt Nam chiếm hơn 10% tổng doanh thu 3,87 tỷ euro (4,3 tỷ USD) của Heineken năm 2018.
Ngoài việc đánh mạnh vào thị trường tầm trung, Heineken cũng muốn đẩy mạnh doanh số bán hàng tại thị trường cao cấp..
Các đây mấy năm, khi sản lượng Heineken chỉ bằng một nửa so với Sabeco, Heineken đã thu về lợi nhuận không kém Sabeco là mấy, khoảng trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm.
Gần đây nhất, trong phiên giao dịch hôm 14/10/2020, Sabeco đã nổi bật khi xuất hiện giao dịch thỏa thuận 26,37 triệu cổ phiếu bởi khối ngoại. Khối lượng giao dịch với mức thỏa thuận ghi nhận 184.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với giá trị 4.852 tỷ đồng.
Nhiều khả năng bên bán là Heineken khi mới đây theo tin từ Bloomberg, "ông lớn" ngành bia này muốn bán 25,2 triệu cổ phần Sabeco với mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu.
Hồi cuối năm 2019, Heineken cũng đã bán 5,2 triệu cổ phiếu Sabeco với mức giá 234.400 đồng, thu về hơn 1.200 tỷ đồng.
Khánh Hoài (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)