Nổi tiếng với khối tài sản nghìn tỷ nhưng ít ai biết đại gia Lê Ân vươn lên từ con số 0 tròn trĩnh, phải trải qua không ít khó khăn, lăn lộn đủ nghề từ may vá, nấu xà bông đến kinh doanh phế liệu, thuốc tây...Sinh năm 1938, là người con thứ 5 trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam, đại gia Lê Ân từng có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu đủ bề.Biến cố đầu tiên ập đến cuộc đời ông là vào năm 1958, khi ông bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân địch. Tại đây, ông chọn việc may vá để mưu sinh.Sau này, ông gom hết vốn liếng, về Sài Gòn, thuê một căn nhà trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) rồi mở một tiệm chuyên may đồ vest với tên gọi “Chiến's Tailor”.Chỉ một thời gian ngắn, “Chiến's Tailor” trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn hoa lệ.Làm ăn phát đạt, đại gia Lê Ân bắt đầu lấn sân sang các ngành nghề kinh doanh khác, như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu…Muốn làm ăn lớn hơn, ông quyết định dồn toàn bộ vốn liếng thành lập ngân hàng tư nhân. Thế nhưng, khi ngân hàng của ông chưa kịp kinh doanh có lãi thì Sài Gòn giải phóng. Toàn bộ trái phiếu, công phiếu và chứng từ có giá trị tài sản lớn của chế độ cũ mà ông đang nắm trong tay lập tức biến thành... rác.Dù vậy, vị đại gia này không nản lòng mà tiếp tục tìm phương kế mới. Và ông đã bắt đầu lại bằng cách xin đấu thầu thu gom phế liệu thời hậu chiến.Khi gây dựng lại được chút tiền vốn, ông đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy, chế biến xà phòng, đồng thời thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang.Thế nhưng, mỗi đêm tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại. Chính vì hành vi này mà ông bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.Kết thúc thời hạn cải tại, Lê Ân lập nghiệp lại bằng việc mở cửa hàng bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải. Năm 1984, vợ ông đâm đơn ra tòa ly dị, không chứng minh được tài sản đã giao cho vợ, Lê Ân lại một lần nữa trắng tay.Không chấp nhận số phận, ông làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán quần áo thời trang nhỏ rồi dần dần lập thêm các hiệu thuốc tây tại khắp các quận 1, 3 và 10. Nhờ có kinh nghiệm buôn bán từ trước, vận của ông nhanh chóng lên như diều gặp gió, tài sản cứ mỗi ngày tích tụ nhiều thêm.Trải qua nhiều thăng trầm với chặng đường dài lập nghiệp gian truân, ông Lê Ân hiện được biết đến là chủ Khu Du lịch Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Năm 2012, dù đã 74 tuổi, đại gia Lê Ân khiến người dân Vũng Tàu tiếp tục xôn xao khi tổ chức đám cưới với người vợ thứ 6 tên Mai Thị Mai, kém ông 53 tuổi. Nguồn ảnh: InternetVideo: Giới siêu giàu Châu Á nhiều tiền đến mức nào? Nguồn: VTV24
Nổi tiếng với khối tài sản nghìn tỷ nhưng ít ai biết đại gia Lê Ân vươn lên từ con số 0 tròn trĩnh, phải trải qua không ít khó khăn, lăn lộn đủ nghề từ may vá, nấu xà bông đến kinh doanh phế liệu, thuốc tây...
Sinh năm 1938, là người con thứ 5 trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam, đại gia Lê Ân từng có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu đủ bề.
Biến cố đầu tiên ập đến cuộc đời ông là vào năm 1958, khi ông bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân địch. Tại đây, ông chọn việc may vá để mưu sinh.
Sau này, ông gom hết vốn liếng, về Sài Gòn, thuê một căn nhà trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) rồi mở một tiệm chuyên may đồ vest với tên gọi “Chiến's Tailor”.
Chỉ một thời gian ngắn, “Chiến's Tailor” trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn hoa lệ.
Làm ăn phát đạt, đại gia Lê Ân bắt đầu lấn sân sang các ngành nghề kinh doanh khác, như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu…
Muốn làm ăn lớn hơn, ông quyết định dồn toàn bộ vốn liếng thành lập ngân hàng tư nhân. Thế nhưng, khi ngân hàng của ông chưa kịp kinh doanh có lãi thì Sài Gòn giải phóng. Toàn bộ trái phiếu, công phiếu và chứng từ có giá trị tài sản lớn của chế độ cũ mà ông đang nắm trong tay lập tức biến thành... rác.
Dù vậy, vị đại gia này không nản lòng mà tiếp tục tìm phương kế mới. Và ông đã bắt đầu lại bằng cách xin đấu thầu thu gom phế liệu thời hậu chiến.
Khi gây dựng lại được chút tiền vốn, ông đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy, chế biến xà phòng, đồng thời thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang.
Thế nhưng, mỗi đêm tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại. Chính vì hành vi này mà ông bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.
Kết thúc thời hạn cải tại, Lê Ân lập nghiệp lại bằng việc mở cửa hàng bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải. Năm 1984, vợ ông đâm đơn ra tòa ly dị, không chứng minh được tài sản đã giao cho vợ, Lê Ân lại một lần nữa trắng tay.
Không chấp nhận số phận, ông làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán quần áo thời trang nhỏ rồi dần dần lập thêm các hiệu thuốc tây tại khắp các quận 1, 3 và 10. Nhờ có kinh nghiệm buôn bán từ trước, vận của ông nhanh chóng lên như diều gặp gió, tài sản cứ mỗi ngày tích tụ nhiều thêm.
Trải qua nhiều thăng trầm với chặng đường dài lập nghiệp gian truân, ông Lê Ân hiện được biết đến là chủ Khu Du lịch Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 2012, dù đã 74 tuổi, đại gia Lê Ân khiến người dân Vũng Tàu tiếp tục xôn xao khi tổ chức đám cưới với người vợ thứ 6 tên Mai Thị Mai, kém ông 53 tuổi. Nguồn ảnh: Internet
Video: Giới siêu giàu Châu Á nhiều tiền đến mức nào? Nguồn: VTV24