Đàn cá kỳ lạ nhất Việt Nam: Hô 1 tiếng cả ngàn con bay lên nhảy múa

Google News

Bạn có tin cá chép lại thích ăn mì tôm, nghiện bim bim, biết bú bình như trẻ nhỏ hay biết nhảy múa như khiêu vũ trên mặt nước mỗi khi có khách đến chơi? Nhưng những đàn cá thần kỳ như vậy lại có thật ở Việt Nam.

Đàn cá chép "nghiện" bim bim
Du khách tới chùa Nôm (tọa lạc tại làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội hơn 30km) không những được tham quan một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ mà còn có dịp mãn nhãn với đàn cá chép màu hàng trăm con lớn nhỏ được thả nuôi trong ao chùa.
Dan ca ky la nhat Viet Nam: Ho 1 tieng ca ngan con bay len nhay mua
 Mỗi khi có người đứng trên cầu đá là đàn cá hàng trăm con lại nhao lên mặt nước "hóng quà" bim bim. (Ảnh Dân Việt)
Đàn cá chép nhiều màu sắc, nhiều nhất vẫn là màu vàng, loang vàng, màu đỏ phớt hồng và màu xanh đen. Con nhỏ nhất có trọng lượng gần 1kg, những con lớn hơn thì có trọng lượng 2-3kg.
Du khách, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên rất thích lên cầu đá lầu Quan Âm để quan sát đàn cá chép màu. Để "dụ" được cả đàn hàng trăm con nổi lên mặt nước, trẻ em thường mua bim bim, bỏng ngô thả từ trên cầu đá xuống mặt ao.
Cá thích “bú bình” như em bé
Những đàn cá "bú bình" đã xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây. Theo tìm hiểu, những đàn cá này đã có mặt tại TP.HCM, Hải Dương, Bến Tre,...
Đến thăm những đàn cá "bú bình", khách tham quan không chỉ được nhìn ngắm những chú cá đủ màu sắc bơi lội mà còn có thể tận tay cho cá bú bình sữa như chăm sóc trẻ nhỏ.... Khi dùng bình sữa cho cá bú, có những con cá tham ăn còn đu theo bình sữa, rời cả mặt nước bú chùn chụt như đứa trẻ nhỏ “khát” sữa, rất ngộ nghĩnh.
Dan ca ky la nhat Viet Nam: Ho 1 tieng ca ngan con bay len nhay mua-Hinh-2
Đến thăm những đàn cá "bú bình", khách tham quan không chỉ được nhìn ngắm những chú cá đủ màu sắc bơi lội mà còn có thể tận tay cho cá bú bình sữa như chăm sóc trẻ nhỏ…
Đến Khu du lịch Cồn Phụng (cù lao nằm giữa sông Tiền, thuộc địa phận tỉnh Bến Tre) nhiều du khách thích thú với cảnh hàng ngàn con cá chép tranh nhau... bú bình.
Các nhân viên ở đây đã tập cho cá theo nguyên tắc phản xạ có điều kiện: Cho cá đói và tập cho cá ăn bằng thức ăn chứa trong bình đựng sữa của trẻ em. Lâu dần, khi thấy bình chứa thức ăn đưa xuống là cá tranh nhau ngoi lên để... bú bình.
Kỳ lạ đàn cá lóc nhảy múa như khiêu vũ trên mặt nước
Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ - cho biết, hiện anh đang nuôi hơn 20.000 con cá lóc, tập trung ở 10 ao và mỗi ao là hơn 2.000 con. Điều đặc biệt là mỗi khi có bà con gần xa đến nhà chơi hoặc khách tham quan có nhu cầu, anh sẽ cho đàn cá bay lên trên mặt nước.
Khi có khách đến chơi, anh Tín gọi hàng chục nghìn con cá lóc "bay" lên mặt nước nhảy múa đãi mắt khách. Lúc anh Tín hô: 1, 2, 3 bay thì cả trăm con cá lóc nhảy vọt lên mặt nước độ cao từ 20-40cm. Màn biểu diễn kỳ lạ có một không hai này khiến bất cứ ai xem đều không khỏi thích thú.
“Thay vì nó trốn đi, chui xuống nước sâu thì hàng chục nghìn con cá lóc tôi nuôi lại ào ào bay lên trên mặt nước. Ai thấy cũng nói quá lạ và nhiều lần kêu lên: sao lạ quá, sao làm được như thế. Chưa đã mắt, nhiều người còn nhờ tôi làm cho đàn cá bay lên lần nữa để họ lấy điện thoại ra chụp ảnh, quay clip đem về nhà xem lại”- anh Tín nói.
Nhiều đoàn khách từ ở Sài Gòn, Hà Nội,... khi đến Cần Thơ nhất định phải vượt đò sang Cồn Sơn để đến vườn của anh Tín xem cho bằng được cá lóc bay.
Kỳ thú đàn cá thích ăn mỳ tôm, bánh mì
Suối cá thần ở bản Bướt, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La được bà con người Thái nơi đây đồng lòng gìn giữ. Ở bản không một ai được đánh bắt cá và nhờ đó suối cá này được bảo tồn tới tận ngày nay.
Dòng suối trong lành này có rất nhiều loài cá. Trong đó có loài cá thần với 3 màu sặc sỡ xanh, đen và vàng. Bà con người Thái gọi là pa mí hay còn còn gọi là cá mau. Có con cá đạt trọng lượng 4-5kg. Ngoài ra còn có rất nhiều loài cá suối với đủ các màu sặc sỡ.
Đặc biệt, đám cá suối này rất thích ăn mì tôm và bánh mì. Khách du lịch đến thăm bản, chỉ cần quang vài mẩu bánh mì xuống nước là cá kéo đến từng đàn. Sau mỗi năm, lượng cá ở suối lại nhiều thêm.
Bà con người Thái ra hương ước, nếu ai bắt cá mà bị phát hiện, người dân cứ việc vào nhà lấy 1,5 tạ thóc mang về làm thức ăn cho cá. Lần thứ hai phát hiện sẽ tăng lên 2 tạ thóc. Từ khi có quy định này, chưa người nào vi phạm cả vì người dân cũng rất mong muốn bảo tồn suối cá này.
Theo Hạnh Nguyên/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)