Chỉ dài khoảng 500 m tại khu vực Chợ Lớn (quận 5), nhưng đường Lưu Xuân Tín có hàng chục cửa hàng nằm san sát nhau, chuyên bán cá cảnh và các loại thuỷ sinh, phụ kiện nuôi cá.Theo các tiểu thương tại đây, chợ cá cảnh đã ra đời từ trước năm 1975, xuất phát từ nhu cầu chủ những trại nuôi cá từ nhiều nơi ở Sài Gòn muốn có một địa điểm bán cá tập trung, gần khu vực Chợ Lớn buôn bán sầm uất.Chỉ trên một đoạn đường ngắn, khách hàng sẽ dễ dàng tìm được hầu hết loại cá cảnh phổ biến, từ các loại cá rẻ tiền như cá lia thia, cá 7 màu, cá ba đuôi,......cho đến những loại cá đắt tiền hơn như cá đĩa, hồng két, cá la hán, cá rồng,...Trong đó, loại cá đặc biệt và đắt tiền nhất tại khu chợ là cá rồng. Theo anh Trần Nguyên Huy, chủ một cơ sở chuyên bán cá rồng, phong trào chơi cá rồng có ở Việt Nam khoảng 10 năm nay, sau phong trào chơi cá la hán. Đây là loại cá đặc biệt, được nhập về từ Indonesia, có giấy tờ xuất nhập khẩu rõ ràng cho từng cá thể. Trong ảnh là một con cá ngân long (cá rồng có màu vàng).Cũng theo anh Huy, giá mỗi con cá rồng rất vô chừng, rẻ thì vài triệu nhưng đắt thì có thể lên tới tiền tỷ là chuyện thường, tuỳ thuộc vào độ lớn và dáng cá có đẹp hay không. Anh còn cho biết, mỗi tháng, tiệm của anh chỉ cần bán được 3-4 con cá rồng thôi là đã tốt.Ngoài là nơi lui tới thường xuyên của những người chơi cá cảnh, chợ cá Lưu Xuân Tín còn là địa điểm để những chủ các tiệm cá cảnh rải rác khắp nơi trong thành phố tìm về, lấy hàng với giá sỉ.Anh Giai Chí, chủ một cửa hàng cá cảnh ở quận 7, cho biết 10 năm nay, anh thường xuyên đến đây để lấy cá về bán. "Điều thuận lợi khi tới đây mua là ở đây có nhiều cá, mình thích con nào thì bắt con đó và lúc nào cũng có giá sỉ", anh Chí chia sẻ.Chia sẻ về bí quyết để cùng một lúc có thể chăm sóc tốt hàng nghìn con cá cùng một lúc, chị Huỳnh Ngọc Trâm, chủ một tiệm bán cá cho biết cần phải có kiến thức và am hiểu về các chủng loại cá, biết kĩ thuật làm nước, oxi thích hợp cho từng loại cá khác nhau. "Phải để tâm, quan sát kĩ từng hồ, vì chỉ cần 1 con cá trong hồ bị bệnh chết thì cả hồ cũng chết theo".Cũng buôn bán cá cảnh tại đây từ hơn 10 năm nay, ông Võ Thanh Liêm cho hay tình hình kinh doanh hiện nay ổn định nhưng chỉ duy trì ở mức thấp, không còn có những đợt cao điểm như ngày xưa. "Hồi trước, mỗi mùa hè, học sinh tới đây mua cá nhiều lắm, vì lúc đó chưa có mấy phương tiện giải trí, trò chơi điện tử nhiều như bây giờ. Hiện nay, tôi bán cá chủ yếu cho các tiệm và người lớn chơi cá cảnh".Vì vậy, để tăng thêm thu nhập cho cửa hàng, ông Liêm còn bày bán thêm những phụ kiện để trang trí hồ cá như các tiểu cảnh, rong rêu, cây thuỷ sinh,... với giá cả dao động từ 10.000 đồng cho đến 300-400.000 đồng.Bên cạnh đó, con đường Lưu Xuân Tín cũng có nhiều cửa hàng chỉ chuyên bán những máy móc, vật dụng hỗ trợ cho việc nuôi cá như máy bơm oxi, bóng đèn trang trí, bộ lọc nước, thức ăn cho cá, sỏi, vợt... với giá cả thường rẻ hơn so với những cửa hàng nằm riêng lẻ ở nơi khác.Mỗi ngày, các tiểu thương tại đây dọn hàng từ 7-8h sáng và đến 6h chiều thì đóng cửa. Anh Phạm Thanh Tú (áo đỏ), người đang bán thức ăn cho cá, chia sẻ càng về chiều, khách đến mua hàng càng đông vì mọi người sau khi đi làm về thường tranh thủ ghé qua mua để chăm sóc cho bể cá của mình.Ngoài ra, chợ cá này cũng là nơi cung cấp việc làm cho nhiều lao động trẻ. Trong ảnh, Nguyễn Phi Bằng (19 tuổi) chia sẻ đã làm phụ việc tại một cửa hàng được 1 tháng nay với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, em chăm sóc các bể cá trong cửa hàng và "càng làm, em càng yêu cá hơn", Bằng thổ lộ.
Chỉ dài khoảng 500 m tại khu vực Chợ Lớn (quận 5), nhưng đường Lưu Xuân Tín có hàng chục cửa hàng nằm san sát nhau, chuyên bán cá cảnh và các loại thuỷ sinh, phụ kiện nuôi cá.
Theo các tiểu thương tại đây, chợ cá cảnh đã ra đời từ trước năm 1975, xuất phát từ nhu cầu chủ những trại nuôi cá từ nhiều nơi ở Sài Gòn muốn có một địa điểm bán cá tập trung, gần khu vực Chợ Lớn buôn bán sầm uất.
Chỉ trên một đoạn đường ngắn, khách hàng sẽ dễ dàng tìm được hầu hết loại cá cảnh phổ biến, từ các loại cá rẻ tiền như cá lia thia, cá 7 màu, cá ba đuôi,...
...cho đến những loại cá đắt tiền hơn như cá đĩa, hồng két, cá la hán, cá rồng,...
Trong đó, loại cá đặc biệt và đắt tiền nhất tại khu chợ là cá rồng. Theo anh Trần Nguyên Huy, chủ một cơ sở chuyên bán cá rồng, phong trào chơi cá rồng có ở Việt Nam khoảng 10 năm nay, sau phong trào chơi cá la hán. Đây là loại cá đặc biệt, được nhập về từ Indonesia, có giấy tờ xuất nhập khẩu rõ ràng cho từng cá thể. Trong ảnh là một con cá ngân long (cá rồng có màu vàng).
Cũng theo anh Huy, giá mỗi con cá rồng rất vô chừng, rẻ thì vài triệu nhưng đắt thì có thể lên tới tiền tỷ là chuyện thường, tuỳ thuộc vào độ lớn và dáng cá có đẹp hay không. Anh còn cho biết, mỗi tháng, tiệm của anh chỉ cần bán được 3-4 con cá rồng thôi là đã tốt.
Ngoài là nơi lui tới thường xuyên của những người chơi cá cảnh, chợ cá Lưu Xuân Tín còn là địa điểm để những chủ các tiệm cá cảnh rải rác khắp nơi trong thành phố tìm về, lấy hàng với giá sỉ.
Anh Giai Chí, chủ một cửa hàng cá cảnh ở quận 7, cho biết 10 năm nay, anh thường xuyên đến đây để lấy cá về bán. "Điều thuận lợi khi tới đây mua là ở đây có nhiều cá, mình thích con nào thì bắt con đó và lúc nào cũng có giá sỉ", anh Chí chia sẻ.
Chia sẻ về bí quyết để cùng một lúc có thể chăm sóc tốt hàng nghìn con cá cùng một lúc, chị Huỳnh Ngọc Trâm, chủ một tiệm bán cá cho biết cần phải có kiến thức và am hiểu về các chủng loại cá, biết kĩ thuật làm nước, oxi thích hợp cho từng loại cá khác nhau. "Phải để tâm, quan sát kĩ từng hồ, vì chỉ cần 1 con cá trong hồ bị bệnh chết thì cả hồ cũng chết theo".
Cũng buôn bán cá cảnh tại đây từ hơn 10 năm nay, ông Võ Thanh Liêm cho hay tình hình kinh doanh hiện nay ổn định nhưng chỉ duy trì ở mức thấp, không còn có những đợt cao điểm như ngày xưa. "Hồi trước, mỗi mùa hè, học sinh tới đây mua cá nhiều lắm, vì lúc đó chưa có mấy phương tiện giải trí, trò chơi điện tử nhiều như bây giờ. Hiện nay, tôi bán cá chủ yếu cho các tiệm và người lớn chơi cá cảnh".
Vì vậy, để tăng thêm thu nhập cho cửa hàng, ông Liêm còn bày bán thêm những phụ kiện để trang trí hồ cá như các tiểu cảnh, rong rêu, cây thuỷ sinh,... với giá cả dao động từ 10.000 đồng cho đến 300-400.000 đồng.
Bên cạnh đó, con đường Lưu Xuân Tín cũng có nhiều cửa hàng chỉ chuyên bán những máy móc, vật dụng hỗ trợ cho việc nuôi cá như máy bơm oxi, bóng đèn trang trí, bộ lọc nước, thức ăn cho cá, sỏi, vợt... với giá cả thường rẻ hơn so với những cửa hàng nằm riêng lẻ ở nơi khác.
Mỗi ngày, các tiểu thương tại đây dọn hàng từ 7-8h sáng và đến 6h chiều thì đóng cửa. Anh Phạm Thanh Tú (áo đỏ), người đang bán thức ăn cho cá, chia sẻ càng về chiều, khách đến mua hàng càng đông vì mọi người sau khi đi làm về thường tranh thủ ghé qua mua để chăm sóc cho bể cá của mình.
Ngoài ra, chợ cá này cũng là nơi cung cấp việc làm cho nhiều lao động trẻ. Trong ảnh, Nguyễn Phi Bằng (19 tuổi) chia sẻ đã làm phụ việc tại một cửa hàng được 1 tháng nay với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, em chăm sóc các bể cá trong cửa hàng và "càng làm, em càng yêu cá hơn", Bằng thổ lộ.