Khuyến nghị mua MBB với giá mục tiêu 35.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Ratings vừa nâng bậc tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) từ mức B+ lên BB-, triển vọng tích cực.
Theo Fitch Ratings, lý do MBB được nâng hạng tín nhiệm đến từ các yếu tố nội tại như khả năng sinh lời, chất lượng tài sản được cải thiện và quá trình chuyển đổi số quyết liệt của ngân hàng. Ngoài ra, Fitch Ratings đánh giá MBB cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua.
Vì vậy, khi xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được nâng từ BB- lên BB với triển vọng tích cực, khả năng MBB nhận được hỗ trợ của Chính phủ được nâng từ B lên BB- với triển vọng tích cực tương đương. Ngoài ra, Fitch Ratings cho rằng chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của MBB sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam trong 12-18 tháng tới.
MBB là 1 ngân hàng tư nhân lớn trong phạm vi theo dõi, có tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, quỹ dự phòng tốt và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt theo quan điểm của Fitch Ratings. Việc nâng mức xếp hạng tín nhiệm này sẽ mang lại lợi thế cho MBB trong việc huy động vốn quốc tế.
Fitch Ratings hiện khuyến nghị MUA đối với MBB với giá mục tiêu là 35.100 đồng/cổ phiếu.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 25/11? |
Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 105.600 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP FPT (FPT) do duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng tăng trưởng dài hạn của các mảng kinh doanh chính của công ty: Dịch vụ CNTT, Giáo dục và Dịch vụ Viễn thông.
VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu thêm 8% do giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2025 thêm 10%, chủ yếu do các dự báo thấp hơn đối với tất cả các mảng kinh doanh trong năm 2023 khi cho rằng suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của FPT trong ngắn hạn.
Ngoài ra, VCSC cập nhật giá mục tiêu từ giữa năm 2023 đến cuối năm 2023 trong khi giảm P/E mục tiêu của tất cả các mảng kinh doanh thêm 12% -14% sau khi tăng dự báo chi phí vốn chủ sở hữu thêm 100 điểm cơ bản.
Rủi ro: Cạnh tranh gay gắt từ các công ty viễn thông tích hợp cung cấp cả dịch vụ băng thông rộng cố định và di động; suy thoái kinh tế mạnh hơn dự kiến tiếp tục ảnh hưởng chi tiêu CNTT toàn cầu.
Khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 28.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm 43% giá mục tiêu cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) xuống 28.400 đồng/cổ phiếu và điều chỉnh khuyến nghị từ MUA thành KHẢ QUAN do 1) dự báo tổng LNST báo cáo giai đoạn 2022-2026 thấp hơn 29,3% và 2) tăng lần lượt 100 điểm cơ bản /300 điểm cơ bản đối với giả định phần bù rủi vốn chủ sở hữu/chi phí nợ.
VCSC điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận giai đoạn 2022-2026 vì giảm lợi nhuận định mức mỗi lít xăng trung bình khoảng 14% giai đoạn 2022-2026. VCSC điều chỉnh giảm 88,2% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 do 1) PLX phải bán với sản lượng lớn hơn để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước và 2) phụ phí (premium) và chi phí vận chuyển quy định trong giá cơ sở không đủ để bù đắp cho premium và chi phí thực tế.
Với mạng lưới phân phối và kho chứa lớn nhất trong cả nước, chúng tôi tin rằng PLX sẽ được hưởng lợi từ mức tăng trưởng nhu cầu xăng dầu dài hạn dự kiến của Việt Nam là 5,5% trong giai đoạn 2021-2026 (theo dự báo của Chính phủ) và dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS là 11% trong giai đoạn 2021-2026.
Dự báo tăng trưởng cũng bao gồm tiềm năng tăng trưởng từ các dịch vụ phi xăng dầu tại các trạm xăng và kho chứa & cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
PLX có định giá hấp dẫn với EV/EBITDA dự kiến năm 2023 là 6,9 lần — thấp hơn 25% so với mức trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành. PLX có năng lực tài chính lành mạnh có thể cho phép công ty chi trả cổ tức (DPS) 1.200 đồng/cổ phiếu vào năm 2022 và 2023 và 1.500-3.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn 2024-2026 (lợi suất cổ tức 6%-11%).
Yếu tố hỗ trợ: Lãi bất thường từ việc thoái vốn khỏi PG Bank. Rủi ro: Giá dầu thô biến động bất lợi và rủi ro chính sách.