Vào mùa hè, hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ bất cứ thức ăn nào cũng nên bỏ vào tủ lạnh để chúng luôn tươi và ngon hơn. Một số người khác lại thích thú với sự mát lạnh mà nhiệt độ bên trong tủ lạnh mang lại. Tuy nhiên, chúng ta sẽ dễ dàng mắc các bệnh, đặc biệt là về đường tiêu hóa nếu thường xuyên giữ thói quen trên.
Cùng điểm qua 4 loại “bệnh tủ lạnh” sau đây nếu sử dụng đồ ăn sai cách:
1. Viêm phổi
|
Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi có thể đến từ thói quen bỏ mọi đồ ăn vào tủ lạnh của các bà nội trợ, cộng thêm "bệnh lười" vệ sinh tủ lạnh. Khi tủ lạnh không được lau dọn thường xuyên, cửa thông gió và thiết bị bay hơi của tủ lạnh có thể dễ dàng sản sinh ra nấm, chúng bám vào thức ăn khiến trẻ nhỏ có thể bị ngộ độc, ho, đau ngực, ớn lạnh, sốt, tức ngực và hen suyễn,... Các chuyên gia thậm chí còn gọi đây là chứng viêm phổi do tủ lạnh.
2. Đau đầu
Căn bệnh tưởng chừng không hề liên quan lại có thể xuất phát từ tủ lạnh quen thuộc trong nhà. Nếu thường xuyên ăn thực phẩm lạnh như đá, kem được lấy ra ngay từ ngăn đông tủ lạnh sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, gây phản xạ dẫn đến co thắt mạch máu phần đầu. Đó cũng chính là nguyên nhân gây cảm giác chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
3. Viêm dạ dày
Nếu ăn thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh ngay lập tức mà không hâm nóng có thể gây ra các triệu chứng như đau quặn thắt ở phần bụng hoặc nôn ói. Bởi hệ tiêu hóa của chúng ta bị kích thích đột ngột bởi nhiệt độ thấp từ thực phẩm được đặt trong ngăn mát hoặc ngăn đông lạnh, dễ bị đau bụng, lâu dài có thể gây viêm dạ dày.
4. Viêm màng não
Nếu bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách sẽ sản sinh ra một loại vi khuẩn tên là Listeria - một loại trực khuẩn nguy hiểm, Listeria monocytogenes có thể khiến người mắc bệnh, viêm màng não, sảy thai, đẻ non,....
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria bao gồm sốt, đau mỏi cơ và buồn nôn, nôn hay tiêu chảy. Nếu vi khuẩn lan tới hệ thống thần kinh, người bệnh có thể đau đầu, cứng cổ, choáng váng, mất thăng bằng, thậm chí co giật.
Ngay từ hôm nay, nên phòng các “bệnh tủ lạnh” từ việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống sau:
- Cố gắng lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn đủ và hết bữa, tránh để thừa, đặc biệt là các loại rau không nên bảo quản trong tủ lạnh quá 3 ngày
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
- Không làm tủ lạnh “quá tải”, đảm bảo thực phẩm được bảo quản thông thoáng. Hạn chế mở tủ lạnh quá thường xuyên
- Không nên bảo quản các thực phẩm dạng bột, đặc biệt là sữa bột bởi chúng có thể bị ướt, hỏng và gây ảnh hưởng tới các thực phẩm khác.
- Nên bảo quản các thực phẩm chín trước khi bỏ vào tủ lạnh bằng hộp kín hoặc màng bọc thực phẩm, vừa tránh bị ám mùi lại tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.