Mới đây, cô Maria Layton, 43 tuổi, khiếp đảm khi phát hiện kén loài nhện lang thang Brazil (nhện chuối) trong những quả chuối mình mua ở cửa hàng Tesco nổi tiếng. Cô càng kinh hãi hơn nữa khi tìm kiếm Google về loài nhện đáng sợ này.
|
Kén loài nhện lang thang Brazil trong những quả chuối cô Maria Layton mua ở cửa hàng Tesco. |
Kết quả tìm kiếm cho thấy, nọc độc của nhện lang thang Brazil có thể giết chết một người chỉ trong 2 giờ, nhưng ngoài việc gây đau đớn và các biến chứng trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong, nọc độc của loài nhện lang thang Brazil có thể khiến nạn nhân nam cương cứng đau đớn trong 4 giờ liền.
Nọc độc của loài nhện này làm tăng lưu lượng chất nitric oxide, giúp làm tăng lưu lượng máu, do đó còn được sử dụng để chữa chứng rối loạn cương dương, với tác dụng tương tự viagra.
|
Nọc độc nhện lang thang Brazil có thể khiến nạn nhân nam cương cứng đau đớn trong 4 giờ liền. |
Nhện lang thang Brazil, có tên khoa học là Phoneutria nigriventer, còn được gọi là nhện chuối vì chúng đã được tìm thấy chủ yếu ở khu vực phát triển của những cây chuối. Loài nhện này được coi là loài nhện độc nhất thế giới, có nọc độc mạnh và rất hung hăng. Nọc độc của loài nhện này gây ra tác dụng phụ như đau dữ dội, tê liệt cơ bắp hoặc khó thở. Thậm chí, có thể gây ra việc thiếu oxy dẫn tới tử vong.
Tuy nhiên vì độc tính cực mạnh, cùng với hành vi hung dữ khi chuẩn bị chiến đấu khiến loài nhện này bị đánh giá là loài nhện độc nhất thế giới. Thực chất, chúng chỉ tấn công khi đang săn mồi hoặc cảm thấy bị đe dọa. Thực tế ghi nhận khá ít vụ nhện lang thang Brazil gây chết người, mà phần lớn là do loài nhện góa phụ đen hay nhện ẩn dật. Tỷ lệ tử vong cũng không quá cao, trong 7000 người bị loài nhện lang thang Brazil cắn thì chỉ có 10 người bị thiệt mạng.
|
Nhện lang thang Brazil đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp. |
Kích thước của nhện chuối khá lớn, thân dài 5cm, khoảng cách giữa các chân từ 12-15cm. Khi thấy bị đe dọa, nhện lang thang Brazil sẽ giơ hai chân trước lên cao để đe dọa lại kẻ thù, cho thấy nó đã sẵn sàng tấn công.
Loài nhện này gọi là nhện lang thang vì thói quen săn mồi của chúng. Loài này đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp chứ không sử dụng mạng nhện và đợi để bẫy con mồi như nhiều loài nhện khác.
Nọc độc của nhện chuối hiện đang được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị rối loạn chức năng cương dương. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nọc độc của loài nhện này từ những năm 1920 và phát hiện ra nó là một sự pha trộn phức tạp nhiều loại độc tố khác nhau, bao gồm cả nhiều loại protein và peptide.
Xem clip: Chân dung loài nhện độc cắn có thể làm đàn ông cương cứng suốt 4 giờ