Mới đây, 5 bệnh nhân ngụ tại xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đều được đưa tới Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng khó thở, đau đầu, nôn ói và lên cơn co giật. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết các nạn nhân cùng bị ngộ độc do ăn phải nhộng ve sầu.Nhộng ve sầu là ấu trùng nằm trong kén có cấu trúc như cây nấm, bản thân nhộng ve sầu không độc, có thể sử dụng để làm thức ăn. Tuy nhiên, do loài nhộng này sống dưới lòng đất nên dễ bị nhiễm nấm và ký sinh trùng có chứa độc tố rất mạnh và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên dù nấu chín kỹ vẫn có thể gây ngộ độc sau khi ăn.Đặc biệt, có một loài nấm có tên khoa học là gyrommitrin thường sống ký sinh trên thân ve sầu thì rất độc.Theo các chuyên gia, những ấu trùng ve bị nấm ký sinh thường có hình dáng khác thường, đầu nhỏ, phần về cuối đuôi hơi phình ra. Nếu ăn phải loại này chắc chắn bị ngộ độc, tùy vào lượng ăn và độc tố của nấm có trên thân thể con nhộng mà mức nặng nhẹ khác nhau.Bằng mắt thường không thể phân biệt được nhộng nào nhiễm nấm độc hay nấm lành, do đó nguy cơ bị ngộ độc khi ăn phải là không thể lường trước.Do đó, các bác sỹ khuyến cáo người dân không nên ăn nhộng ve sầu bừa bãi, có thể dẫn đến ngộ độc tập thể, nếu không cứu chữa kịp thời có thể bị tử vong.Người bị ngộ độc nhộng ve sầu có các biểu hiện nôn ói, chân tay co giật và dẫn đến hôn mê sâu dẫn đến trụy hô hấp, trụy tim mạch. Ảnh: Bác sĩ khám cho bệnh nhân ngộ độc nhộng ve sầu. Nguồn: Lao ĐộngVe sầu là loài côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, loài này được nhiều người biết đến vì khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè.Sau khi giao phối, ve sầu cái đào nhiều rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó (vài trăm trứng). Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất.Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30cm đến 2,5m. Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe. Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành.
Mới đây, 5 bệnh nhân ngụ tại xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đều được đưa tới Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng khó thở, đau đầu, nôn ói và lên cơn co giật. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết các nạn nhân cùng bị ngộ độc do ăn phải nhộng ve sầu.
Nhộng ve sầu là ấu trùng nằm trong kén có cấu trúc như cây nấm, bản thân nhộng ve sầu không độc, có thể sử dụng để làm thức ăn. Tuy nhiên, do loài nhộng này sống dưới lòng đất nên dễ bị nhiễm nấm và ký sinh trùng có chứa độc tố rất mạnh và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên dù nấu chín kỹ vẫn có thể gây ngộ độc sau khi ăn.
Đặc biệt, có một loài nấm có tên khoa học là gyrommitrin thường sống ký sinh trên thân ve sầu thì rất độc.
Theo các chuyên gia, những ấu trùng ve bị nấm ký sinh thường có hình dáng khác thường, đầu nhỏ, phần về cuối đuôi hơi phình ra. Nếu ăn phải loại này chắc chắn bị ngộ độc, tùy vào lượng ăn và độc tố của nấm có trên thân thể con nhộng mà mức nặng nhẹ khác nhau.
Bằng mắt thường không thể phân biệt được nhộng nào nhiễm nấm độc hay nấm lành, do đó nguy cơ bị ngộ độc khi ăn phải là không thể lường trước.
Do đó, các bác sỹ khuyến cáo người dân không nên ăn nhộng ve sầu bừa bãi, có thể dẫn đến ngộ độc tập thể, nếu không cứu chữa kịp thời có thể bị tử vong.
Người bị ngộ độc nhộng ve sầu có các biểu hiện nôn ói, chân tay co giật và dẫn đến hôn mê sâu dẫn đến trụy hô hấp, trụy tim mạch. Ảnh: Bác sĩ khám cho bệnh nhân ngộ độc nhộng ve sầu. Nguồn: Lao Động
Ve sầu là loài côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, loài này được nhiều người biết đến vì khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè.
Sau khi giao phối, ve sầu cái đào nhiều rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó (vài trăm trứng). Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất.
Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30cm đến 2,5m. Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe. Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng thành.