Có một số loài sinh vật có khả năng chịu được nhiệt độ âm vào mùa đông, nhưng không loài nào có khả năng chịu đựng tuyệt vời như ếch gỗ Alaska. Ếch gỗ Alaska thiết lập kỷ lục chịu lạnh giỏi nhất trong số các loài động vật có xương sống khi nó có thể “hóa đá” trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Đến mùa xuân, chúng sống lại một cách kỳ diệu.
|
Ếch gỗ Alaska tự rã đông băng đá sống lại trong mùa hè. |
Trong thời gian “hóa đá” ngủ đông của mình, hơn 60 % cơ thể của ếch gỗ Alaska đóng băng,
con vật ngừng thở và tim ngừng đập. Mặt thể chất cũng như các hoạt động chuyển hóa và đào thải trong cơ thể tạm dừng lại, giống hệt như một người chết. Trong thực tế, ếch gỗ Alaska có thể trải qua 10-15 chu kỳ đóng băng/ tan băng trong suốt một mùa đông.
|
60 % cơ thể của ếch gỗ Alaska đóng băng, ngừng thở và tim ngừng đập. |
Nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Đồng thời, các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện hiệu quả việc hóa đá. Trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp động vật sống sót qua thời kỳ giá rét.
Xem clip: Ếch gỗ Alaska chết đi, sống lại thần kỳ
Loài lưỡng cư nhỏ bé có thể tồn tại trong trạng thái gần như hoàn toàn bị đóng băng trong mùa đông, trở về với cuộc sống một cách kỳ diệu ngay khi mùa xuân đến. Thông qua cơ chế đóng băng của những con ếch gỗ, các nhà nghiên cứu y khoa đang tìm ra phương pháp đông lạnh và rã đông các cơ quan, các mô sống mà không gây tổn hại để áp dụng lên một số lĩnh vực như cấy ghép nội tạng.