Mời quý độc giả xem video: Nhà vệ sinh công cộng luôn dùng vách hở vì lý do nhân văn này (Nguồn: Zing News) |
|
Nước Đức vốn nổi tiếng là một quốc gia sở hữu nhà vệ sinh công cộng đẹp và sang trọng nhất thế giới. Thậm chí tại Berlin còn có chương trình tham quan nhà vệ sinh dành cho du khách.
Hans Wall – CEO công ty Wall AG là tác giả của chuỗi nhà vệ sinh công cộng trên khắp nước Đức. Năm 1990, ông táo bạo thực hiện một giao dịch phi lợi nhuận với chính phủ: cung cấp miễn phí nhà vệ sinh công cộng toàn quốc, ngoài ra còn miễn phí sửa chữa và làm sạch. Ai cũng nghĩ Hans Wall thật ngốc nghếch, nhưng ít ai biết mục đích thật sự có thể giúp ông kiếm hàng nghìn tỷ đồng.
|
Chân dung vị tỷ phú “toilet” Hans Wall.
|
Ở Đức, nhà vệ sinh công cộng được phân bố dàn trải. Chính phủ Đức quy định trong thành phố lớn cứ cách 500m hoặc trên mỗi con đường cứ cách 1.000m phải có một nhà vệ sinh. Trung bình mỗi nhà vệ sinh công cộng trong thành phố có thể tiếp đón 500 – 1.000 vị khách. Giá cho mỗi lần vào nhà vệ sinh rất rẻ, chỉ 0,5 EUR, tính ra thì một năm Wall AG phải bù lỗ 100.000 EUR. Bên cạnh đó, để cạnh tranh với nhiều công ty thiết bị vệ sinh khác, Hans Wall đã không tiếc tiền mời các kiến trúc sư Nhật Bản, Ý, Đức thiết kế nhà vệ sinh đa chủng loại. Vậy Hans Wall kiếm tiền bằng cách nào? Ông làm quảng cáo, cung cấp và hợp tác với nhiều dịch vụ, ngành nghề khác.
|
Nhà vệ sinh công cộng – cung cấp miễn phí nhưng lại giúp Hans Wall hái ra tiền.
|
Công ty Wall AG không chỉ dán quảng cáo ở mặt ngoài của nhà vệ sinh mà tường và các thiết bị bên trong cũng được tận dụng. Người Đức có thói quen đọc sách, báo trong nhà vệ sinh nên Wall AG thậm chí còn in các tác phẩm văn học và quảng cáo sáng tạo lên giấy vệ sinh. Các cơ sở của Wall AG còn xuất hiện ở sân bay, bến xe, khu du lịch và khu thương mại, chi phí quảng bá lại rẻ hơn nhiều so với các công ty quảng cáo khác nên nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như L’oreal, Channel, Apple, Nokia đều tìm đến họ. Hiện nay, thu nhập từ quảng cáo là nguồn lợi tức lớn nhất của Wall AG, đạt hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, nhà vệ sinh Wall AG còn trang bị điện thoại công cộng. Họ hợp tác với tổ chức thẻ gọi điện quốc tế và được nhận hoa hồng. Wall AG cũng hợp tác với nhiều cửa hàng ăn xung quanh. Khi khách hàng sử dụng nhà vệ sinh, họ sẽ nhận được một voucher ăn uống. Wall AG cũng mở thêm dịch vụ có thu phí bằng cách xây dựng nhà vệ sinh cao cấp, bao gồm dịch vụ y tá cá nhân, cung cấp bỉm cho em bé, lau giày da, mát xa lưng, nghe nhạc, đọc sách.
|
Một quảng cáo của hãng L’oreal được dán trên nhà vệ sinh công cộng của Wall AG.
|
Tuy số lượng nhà vệ sinh cao cấp không nhiều nhưng đã giúp nâng danh tiếng Wall AG lên một tầm cao mới. Các cơ sở vệ sinh đều được kiểm tra, lau dọn 3 lần/ngày, đảm bảo môi trường sạch sẽ, hiện đại để làm quảng cáo. Một số nhà vệ sinh mới còn được áp dụng kỹ thuật khoa học hiện đại, chẳng hạn như chế độ tự động từ cửa, đèn cho đến điều hòa, vòi nước và máy phát nhạc. Bạn chỉ cần trả 0,1 EUR để sử dụng dịch vụ này.
Wall AG còn sở hữu một nhà vệ sinh từ thời thế chiến thứ hai. Hans Wall đã chi 100.000 EUR để xây dựng lại nhà vệ sinh này theo nguyên mẫu và không dùng nó cho mục đích quảng cáo.
Ngày nay, Wall AG đã có chi nhánh ở Hà Lan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Đặc biệt, nhà vệ sinh công cộng của Wall AG tại Mỹ còn có loại dành riêng cho người khuyết tật.