Từ nhiều năm qua, tại TP.HCM đã có nhiều nhà vệ sinh công cộng được doanh nghiệp đầu tư xây dựng rất khang trang, sạch sẽ và nhất là phục vụ miễn phí cho người dân.Đơn cử như từ năm 2010, một doanh nghiệp đã đầu tư hàng loạt nhà vệ sinh công cộng hiện đại có giá xây dựng từ 800 triệu – 1 tỷ đồng, rộng 60m2.Mỗi nhà vệ sinh đều được thiết kế cho cả người khuyết tật sử dụng và bố trí nhân viên dọn dẹp thường xuyên.Bà Nguyễn Thị Yến (55 tuổi, quê An Giang), người đang trông coi một nhà vệ sinh tại côn viên Lê Văn Tám, Q.1 cho biết, mỗi tháng bà được trả lương hơn 3 triệu đồng/ca để trông coi và dọn dẹp nơi đây.Theo bà Yến, những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng này có đủ mọi thành phần, từ những người buôn gánh bán bưng, bác xe ôm, tài xế taxi, người bán vé số đến khách du lịch ngoại quốc…“Khi có thiết bị hư hỏng nào hư hỏng tôi sẽ báo và không lâu sau sẽ có người đến sửa. Hầu hết mọi người đều biết giữ gìn vệ sinh chung, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp vào nhưng không sử dụng dép dành riêng để sẵn. Thậm chí tôi nhắc nhở họ lại phản ứng”, bà Yến chia sẻ và cho biết đã làm công việc dọn dẹp nhà vệ sinh này từ hai năm nay.Bề mặt bên trong nhà vệ sinh được ốp gạch men nhìn rất sạch sẽ (Vòi nước ở giữa vừa bị hỏng chưa kịp sửa chữa)Vì được dọn dẹp hằng ngày nên khi đi vệ sinh ở đây mọi người không phải bịt mũi, nín thở vì mùi hôi.Mỗi ngày sẽ có hai nhân viên chia 2 ca trông coi và dọn dẹp những nhà vệ sinh này.Có buồng dành riêng cho người khuyết tật.Những quy định sử dụng nhà vệ sinh được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh."Để bạn thực sự thoải mái khi gặp tôi, để tôi không ngại ngùng khi gặp bạn. Hãy cũng giữ vệ sinh nơi này bạn nhé" - Đó là thông điệp nhắn nhủ đến những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng này.Được biết, đầu tháng 2/2017, chính quyền Q.1, TP.HCM đã có đợt ra quân xử phạt hành chính đối với những người có hành vi tiểu bậy nơi công cộng. Đây là hành vi được thể hiện trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/2/2017. Cụ thể, hành vi tiểu bậy nơi công cộng sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng.Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 300 nhà vệ sinh công cộng, tập trung nhiều ở khu trung tâm. Tuy nhiên, với dân số hơn 10 triệu người và hàng triệu khách du lịch tham quan mỗi năm, số lượng nhà vệ sinh nói trên vẫn chưa đáp ứng được. Năm 2016 có 3 nhà đầu tư muốn tham gia xây dựng nhà vệ sinh công cộng, trong đó có doanh nghiệp đăng ký xây 1.000 nhà vệ sinh với tổng đầu tư 110 tỷ đồng. Trong năm nay, TP.HCM có kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà vệ sinh hiện đại phục vụ người dân.
Từ nhiều năm qua, tại TP.HCM đã có nhiều nhà vệ sinh công cộng được doanh nghiệp đầu tư xây dựng rất khang trang, sạch sẽ và nhất là phục vụ miễn phí cho người dân.
Đơn cử như từ năm 2010, một doanh nghiệp đã đầu tư hàng loạt nhà vệ sinh công cộng hiện đại có giá xây dựng từ 800 triệu – 1 tỷ đồng, rộng 60m2.
Mỗi nhà vệ sinh đều được thiết kế cho cả người khuyết tật sử dụng và bố trí nhân viên dọn dẹp thường xuyên.
Bà Nguyễn Thị Yến (55 tuổi, quê An Giang), người đang trông coi một nhà vệ sinh tại côn viên Lê Văn Tám, Q.1 cho biết, mỗi tháng bà được trả lương hơn 3 triệu đồng/ca để trông coi và dọn dẹp nơi đây.
Theo bà Yến, những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng này có đủ mọi thành phần, từ những người buôn gánh bán bưng, bác xe ôm, tài xế taxi, người bán vé số đến khách du lịch ngoại quốc…
“Khi có thiết bị hư hỏng nào hư hỏng tôi sẽ báo và không lâu sau sẽ có người đến sửa. Hầu hết mọi người đều biết giữ gìn vệ sinh chung, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp vào nhưng không sử dụng dép dành riêng để sẵn. Thậm chí tôi nhắc nhở họ lại phản ứng”, bà Yến chia sẻ và cho biết đã làm công việc dọn dẹp nhà vệ sinh này từ hai năm nay.
Bề mặt bên trong nhà vệ sinh được ốp gạch men nhìn rất sạch sẽ (Vòi nước ở giữa vừa bị hỏng chưa kịp sửa chữa)
Vì được dọn dẹp hằng ngày nên khi đi vệ sinh ở đây mọi người không phải bịt mũi, nín thở vì mùi hôi.
Mỗi ngày sẽ có hai nhân viên chia 2 ca trông coi và dọn dẹp những nhà vệ sinh này.
Có buồng dành riêng cho người khuyết tật.
Những quy định sử dụng nhà vệ sinh được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
"Để bạn thực sự thoải mái khi gặp tôi, để tôi không ngại ngùng khi gặp bạn. Hãy cũng giữ vệ sinh nơi này bạn nhé" - Đó là thông điệp nhắn nhủ đến những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng này.
Được biết, đầu tháng 2/2017, chính quyền Q.1, TP.HCM đã có đợt ra quân xử phạt hành chính đối với những người có hành vi tiểu bậy nơi công cộng. Đây là hành vi được thể hiện trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/2/2017. Cụ thể, hành vi tiểu bậy nơi công cộng sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 300 nhà vệ sinh công cộng, tập trung nhiều ở khu trung tâm. Tuy nhiên, với dân số hơn 10 triệu người và hàng triệu khách du lịch tham quan mỗi năm, số lượng nhà vệ sinh nói trên vẫn chưa đáp ứng được. Năm 2016 có 3 nhà đầu tư muốn tham gia xây dựng nhà vệ sinh công cộng, trong đó có doanh nghiệp đăng ký xây 1.000 nhà vệ sinh với tổng đầu tư 110 tỷ đồng. Trong năm nay, TP.HCM có kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà vệ sinh hiện đại phục vụ người dân.