Vì sao Mặt trời siêu nóng mà vũ trụ mênh mông mãi lạnh?

Google News

(Kiến Thức) - Có bao giờ bạn tự hỏi, nhiệt độ bề mặt Mặt trời lên tới 5.538 độ C, nhưng tại sao vũ trụ mênh mông lại vẫn rất lạnh. Và đây là câu trả lời từ các nhà khoa học.

Elisabeth Abel, một kỹ sư dự án DART của NASA nhận định, nhiệt truyền qua không gian vũ trụ dưới dạng bức xạ, một dạng sóng năng lượng hồng ngoại di chuyển từ các vật có nhiệt độ nóng hơn sang các vật thể có nhiệt độ lạnh hơn.

Vi sao Mat troi sieu nong ma vu tru menh mong mai lanh?
Nguồn ảnh: Space. 

Đồng thời, các sóng bức xạ này kích thích các phân tử mà chúng tiếp xúc, từ đó khiến chúng nóng lên.

Dựa trên cơ chế này, chúng ta có thể hình dung đây cũng là cách thức mà nhiệt truyền từ Mặt trời đến Trái đất, nhưng dòng bức xạ này chỉ đủ sức làm nóng các phân tử và vật chất nằm trên đường di chuyển.

Còn các khu vực khác, nhiệt độ vẫn lạnh như thường. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nền của vũ trụ đạt -275 độ C và nó thực tế là vùng chân không, không có quá nhiều phân tử để mà va chạm với các dòng bức xạ, cũng như tương tác lẫn nhau.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)