Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.
|
Nguồn ảnh: NASA. |
Các làn sóng tia X di chuyển đi ra ngoài với tốc độ khoảng 11 triệu dặm [18 triệu km] mỗi giờ, gặp vật liệu xung quanh và sau đó di chuyển chậm lại, tạo ra một sóng xung kích thứ hai đảo cực từ nhanh chóng, đột ngột.
Nhờ các quan sát khác từ X Chandra trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia cũng đã tạo ra các mô hình 3D của tàn dư siêu tân tinh, NASA cho biết.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.