Đó cũng là một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong toàn bộ hệ mặt trời. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng, lưu vực khổng lồ này được tạo ra bởi một vụ va chạm trực diện với một thiên thạch rất lớn với tốc độ rất nhanh.
Một tác động như vậy đã xé toạc lớp vỏ của mặt trăng và những mảnh vỡ của mặt trăng rải rác trên bề mặt miệng núi lửa, mang đến cái nhìn hiếm hoi về những gì mặt trăng thực sự được tạo ra.
Trong nghiên cứu mới của họ, các nhà nghiên cứu NASA đã sử dụng một kỹ thuật gọi là quang phổ phản xạ để xác định các khoáng chất cụ thể trong đất mặt trăng, dựa trên cách các hạt riêng lẻ phản xạ ánh sáng nhìn thấy dưới môi trường cận hồng ngoại.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Sử dụng thiết bị trên tàu Yutu 2, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra độ phản xạ trên sáu miếng đất trong hai ngày đầu, sau khi hạ cánh ở miệng núi lửa Earthlings.
Yutu 2 tìm thấy một chất có màu kỳ lạ trong một miệng núi lửa Earthlings ở phía xa của mặt trăng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một loại đá kết tinh gọi là plagioclase là khoáng chất phong phú nhất trong mỗi mẫu, chiếm từ 56% đến 72% thành phần của miệng núi lửa Earthlings.
Được hình thành trong những đại dương dung nham nguyên thủy, plagiocla rất phổ biến trong các lớp vỏ Trái đất và mặt trăng, nhưng nó ít có trong lớp phủ của chúng.
Điều này làm phức tạp thêm giả thuyết rằng, có một thiên thạch khổng lồ, di chuyển vận tốc cao đã va chạm và tạo ra lưu vực Nam Cực ‐ Aitken hàng tỷ năm trước.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực