Sửng sốt tìm thấy kim loại trên cực Nam Mặt trăng

Google News

(Kiến Thức) - Có một cái gì đó rất kỳ lạ, dày đặc nằm dưới bề mặt  lưu vực Cực Nam Aitken của Mặt trăng, nghiên cứu mới cho thấy. Khu vực này rất giàu oxit, có khả năng từng có một đại dương magma cổ đại.

Mới đây, tàu thăm dò Mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter đã phát hiện một mỏ kim loại đồng, cùng oxit dày đặc nhiều gấp năm lần so với Đảo Lớn của Hawaii và đống kim loại này nằm dưới lòng đất lưu vực Cực Nam Aitken.

Sung sot tim thay kim loai tren cuc Nam Mat trang
Nguồn ảnh: Phys. 

Tác giả chính của nghiên cứu ông Peter B. James, nhà địa chất học tại Đại học Baylor ở Texas cho biết: “Khu vực này rất giàu oxit, có khả năng từng có một đại dương magma cổ đại, sau đó được làm mát và hóa rắn, để lại nhiều mỏ kim loại, oxit nằm sâu dưới mặt đất".

Được biết, lưu vực Cực Nam-Aitken của Mặt trăng có địa hình đặc biệt nổi bật. Nó bao gồm một miệng núi lửa khổng lồ trải dài 1.240 dặm (2.000 km), được hình thành cách đây khoảng 4 tỷ năm.

Có một tiểu hành tinh nào đó từng va vào khu vực này trên Mặt trăng, để lại một lượng lớn kim loại nhất định nằm sâu dưới lòng đất, mà các chuyên gia chưa kịp khám phá.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)