Còn được gọi là Messier 42 (M42), Tinh vân Orion trải dài khoảng 24 năm ánh sáng và là một phần của Tổ hợp Đám mây Phân tử Orion lớn.
Tinh vân này nằm trong Dải Ngân hà cách Trái đất khoảng 1.350 năm ánh sáng trong chòm sao Orion, có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở phía nam vành đai của Orion.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Những đám mây đầy màu sắc cùng với bụi và khí vũ trụ tạo nên Tinh vân Orion, thúc đẩy sự hình thành các ngôi sao mới. Vườn ươm sao này là "khu vực hình thành sao lớn nhất gần Trái đất", theo NASA.
Phần trung tâm sáng nhất của tinh vân được gọi là "vùng Huygenian" (được đặt theo tên của nhà thiên văn học thế kỷ 17 Christiaan Huygens ). Bên trái của ảnh là một tinh vân tối có biệt danh là "Miệng cá", ngăn cách bởi M43 - một tinh vân nhỏ khác.
Dọc theo các cạnh bên ngoài, chúng ta cũng có thể tìm thấy một khu vực gọi là "đôi cánh" của tinh vân Orion. Tỏa sáng ở trung tâm của Tinh vân Orion là cụm sao Trapezium.
Tinh vân Orion có khí hydro màu đỏ, được cung cấp năng lượng bởi bức xạ từ các ngôi sao mới sinh, còn các vùng màu xanh tím trong tinh vân đang phản xạ bức xạ từ các ngôi sao loại O nóng, màu trắng xanh.
Hình ảnh được chụp từ Đài thiên văn Cumeada, trụ sở tại Khu bảo tồn Dark Sky Alqueva ở Reguengos de Monsaraz, Bồ Đào Nha.
Mời quý vị xem video: Thiên hà Andromeda - Ốc đảo vũ trụ