Mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố danh tính phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới.Cụ thể, John McFall, vị bác sỹ 31 tuổi kiêm vận động viên khuyết tật Paralympic người Anh, sẽ là người đầu tiên được tuyển dụng cho một chương trình mới nghiên cứu chỗ ở cho các phi hành gia khuyết tật. Anh là một trong số 17 người được chọn để đào tạo trở thành phi hành gia.Theo ESA, McFall cùng với 5 phi hành gia chuyên nghiệp và 11 thành viên dự bị sẽ được đào tạo khóa học cơ bản kéo dài 12 tháng tại Trung tâm Phi hành gia châu Âu ở Cologne (Đức) vào mùa Xuân năm 2023.Nhóm phi hành gia thế hệ mới được chọn lựa từ hơn 22.500 ứng cử viên trên khắp châu Âu, trong số này có 257 người khuyết tật.Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan vũ trụ này thành lập nhóm phi hành gia dự bị kể từ năm 2009.McFall buộc phải cắt bỏ chân phải vào năm 19 tuổi sau một tai nạn xe máy. Không bỏ cuộc, năm 2008, anh giành được Huy chương Đồng chạy nước rút 100 mét tại Paralympic 2008 ở Bắc Kinh (Trung Quốc).Sau đó, anh làm việc với vai trò một chuyên gia điều trị chấn thương và chỉnh hình ở miền Nam nước Anh.Khác với nhiệm vụ của các phi hành gia khác, McFall sẽ tham gia vào một nghiên cứu mang tính đột phá xem xét các ảnh hưởng của các khuyết tật về thể chất lên việc du hành vũ trụ của con người.ESA xem đây là một “vùng đất chưa được khám phá” vì chưa có cơ quan vũ trụ phương Tây nào đã từng đưa một phi hành gia khuyết tật vào không gian.Lãnh đạo ESA cho biết sẽ phải mất ít nhất năm năm trước khi McFall đi vào vũ trụ với tư cách là một phi hành gia.Đây cũng là lần đầu tiên ESA thành lập nhóm phi hành gia dự bị, bao gồm các ứng viên đã hoàn thành quá trình tuyển chọn nhưng không được tuyển dụng.ESA đã tham gia chặt chẽ vào sứ mệnh Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng. ESA hy vọng rằng người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng sẽ nằm trong số các phi hành gia mới này.>>>Xem thêm video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ (Nguồn: VTV TSTC).
Mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố danh tính phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới.
Cụ thể, John McFall, vị bác sỹ 31 tuổi kiêm vận động viên khuyết tật Paralympic người Anh, sẽ là người đầu tiên được tuyển dụng cho một chương trình mới nghiên cứu chỗ ở cho các phi hành gia khuyết tật. Anh là một trong số 17 người được chọn để đào tạo trở thành phi hành gia.
Theo ESA, McFall cùng với 5 phi hành gia chuyên nghiệp và 11 thành viên dự bị sẽ được đào tạo khóa học cơ bản kéo dài 12 tháng tại Trung tâm Phi hành gia châu Âu ở Cologne (Đức) vào mùa Xuân năm 2023.
Nhóm phi hành gia thế hệ mới được chọn lựa từ hơn 22.500 ứng cử viên trên khắp châu Âu, trong số này có 257 người khuyết tật.
Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan vũ trụ này thành lập nhóm phi hành gia dự bị kể từ năm 2009.
McFall buộc phải cắt bỏ chân phải vào năm 19 tuổi sau một tai nạn xe máy. Không bỏ cuộc, năm 2008, anh giành được Huy chương Đồng chạy nước rút 100 mét tại Paralympic 2008 ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Sau đó, anh làm việc với vai trò một chuyên gia điều trị chấn thương và chỉnh hình ở miền Nam nước Anh.
Khác với nhiệm vụ của các phi hành gia khác, McFall sẽ tham gia vào một nghiên cứu mang tính đột phá xem xét các ảnh hưởng của các khuyết tật về thể chất lên việc du hành vũ trụ của con người.
ESA xem đây là một “vùng đất chưa được khám phá” vì chưa có cơ quan vũ trụ phương Tây nào đã từng đưa một phi hành gia khuyết tật vào không gian.
Lãnh đạo ESA cho biết sẽ phải mất ít nhất năm năm trước khi McFall đi vào vũ trụ với tư cách là một phi hành gia.
Đây cũng là lần đầu tiên ESA thành lập nhóm phi hành gia dự bị, bao gồm các ứng viên đã hoàn thành quá trình tuyển chọn nhưng không được tuyển dụng.
ESA đã tham gia chặt chẽ vào sứ mệnh Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng. ESA hy vọng rằng người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng sẽ nằm trong số các phi hành gia mới này.
>>>Xem thêm video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ (Nguồn: VTV TSTC).