Vào ngày 20/8, Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin ZyCoV-D của Zydus Cadila cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Đây là vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới.Vắc xin ZyCoV-D được Zydus Cadila hợp tác phát triển với Cục Công nghệ Sinh học Ấn Độ. Đây là loại vắc xin nghiên cứu trong nước thứ hai được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ sau Covaxin của Bharat Biotech.Vắc xin ZyCoV-D sử dụng một phần vật liệu di truyền từ virus như ADN hoặc ARN để tạo ra protein mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và đáp ứng.Do sử dụng công nghệ dựa trên plasmid ADN nên vắc xin ZyCoV-D có thể được điều chỉnh để đối phó với các đột biến mới của virus SARS-CoV-2.Khi tiêm vào người, vắc xin ZyCoV-D của Ấn Độ sẽ tạo ra các protein gai như của SARS-CoV-2 để kích thích cơ thể sinh miễn dịch.Không giống hầu hết những loại vắc xin COVID-19 khác đang được sử dụng trên thế giới, ZyCoV-D được triển khai với 3 liều tiêm cách nhau 28 ngày và cho hiệu quả chống lại biến thể Delta khoảng 66%.Không chỉ là loại vắc xin dựa trên ADN đầu tiên trên thế giới, ZyCoV-D có thể được tiêm mà không cần kim tiêm.Nhà sản xuất vắc xin ZyCoV-D là Cadila Healthcare Ltd cho hay đã đặt mục tiêu mỗi năm sản xuất 100 - 120 triệu liều vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới và đã bắt đầu dự trữ vắc xin.Trên Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ca ngợi vắc xin ZyCoV-D là một kỳ tích quan trọng trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19.Theo các chuyên gia, việc Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vắc xin này sẽ giúp đẩy nhanh chương trình tiêm chủng trên toàn quốc trong nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19. Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 20/8, Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin ZyCoV-D của Zydus Cadila cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Đây là vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới.
Vắc xin ZyCoV-D được Zydus Cadila hợp tác phát triển với Cục Công nghệ Sinh học Ấn Độ. Đây là loại vắc xin nghiên cứu trong nước thứ hai được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ sau Covaxin của Bharat Biotech.
Vắc xin ZyCoV-D sử dụng một phần vật liệu di truyền từ virus như ADN hoặc ARN để tạo ra protein mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và đáp ứng.
Do sử dụng công nghệ dựa trên plasmid ADN nên vắc xin ZyCoV-D có thể được điều chỉnh để đối phó với các đột biến mới của virus SARS-CoV-2.
Khi tiêm vào người, vắc xin ZyCoV-D của Ấn Độ sẽ tạo ra các protein gai như của SARS-CoV-2 để kích thích cơ thể sinh miễn dịch.
Không giống hầu hết những loại vắc xin COVID-19 khác đang được sử dụng trên thế giới, ZyCoV-D được triển khai với 3 liều tiêm cách nhau 28 ngày và cho hiệu quả chống lại biến thể Delta khoảng 66%.
Không chỉ là loại vắc xin dựa trên ADN đầu tiên trên thế giới, ZyCoV-D có thể được tiêm mà không cần kim tiêm.
Nhà sản xuất vắc xin ZyCoV-D là Cadila Healthcare Ltd cho hay đã đặt mục tiêu mỗi năm sản xuất 100 - 120 triệu liều vắc xin công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới và đã bắt đầu dự trữ vắc xin.
Trên Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ca ngợi vắc xin ZyCoV-D là một kỳ tích quan trọng trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19.
Theo các chuyên gia, việc Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vắc xin này sẽ giúp đẩy nhanh chương trình tiêm chủng trên toàn quốc trong nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19.
Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.