Vào ngày 4/8, Liên minh châu Âu (EU) đã chốt đơn mua 200 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 của công ty sản xuất vắc xin Novavax (Mỹ). Theo thỏa thuận, EU sẽ mua trước 100 triệu liều vắc xin của Novavax và mua thêm 100 triệu liều trước năm 2023.Novavax sẽ giao những liều vắc xin đầu tiên cho EU vào quý 4 năm 2021. Hãng dược này cũng đang xúc tiến hoàn thành việc nộp dữ liệu vắc xin để EU phê duyệt trước khi giao hàng.Trước đó, vào ngày 14/6, Novavax cho hay vắc xin ngừa COVID-19 của họ đạt hiệu quả trên 93% đối với các biến thể chủ yếu ngày nay. Vắc xin của Novavax cũng được chứng minh đạt hiệu quả đến 91% ở các nhóm dân có nguy cơ cao và đạt hiệu quả 100% với các chủng virus corona không xếp vào loại cần cảnh báo.Theo giám đốc điều hành Stanley Erck của Novavax, tác dụng phụ của vắc xin cũng rất nhẹ. Đến nay, không có báo cáo nào cho thấy có tình trạng máu đông hoặc vấn đề về tim xảy đến với người tiêm vắc xin của Novavax.Novavax tin rằng kết quả trên sẽ giúp vắc xin của công ty được cấp phép tiêm ở Mỹ, châu Âu và các nước khác kể từ tháng 9 tới. Đồng thời, công ty cho biết có thể sản xuất tới 100 triệu liều/tháng từ tháng 9/2021 và 150 triệu liều/tháng kể từ tháng 12/2021.Theo các chuyên gia, vắc xin ngừa COVID-19 của Novavax chưa thể được tung ra thị trường một cách nhanh chóng như những công ty khác là do gặp thách thức đến từ chuyển giao công nghệ, sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.Trong đó, Novavax có lịch sử 34 năm hoạt động nhưng chưa từng đưa ra loại vắc xin nào ra thị trường cho đến nay. Do đó, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ nghiên cứu, thu mua nguyên vật liệu, tìm ra công thức bào chế vắc xin, công nghệ sản xuất cũng như tìm hỗ trợ tài chính từ chính phủ Mỹ.Thêm nữa, việc đảm bảo chất lượng vắc xin ở mọi cơ sở cũng là thách thức lớn khiến Novavax "chậm trễ" trong việc đưa vắc xin ra thị trường. Điều này xuất phát từ việc Novavax phụ thuộc vào nhiều cơ sở sản xuất mà họ không thể kiểm soát hoàn toàn.Để sản xuất vắc xin với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như thế giới, Novavax đã và đang tìm cách thiết lập mạng lưới sản xuất, chuyển giao công nghệ với các đối tác tại Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha...Quá trình chuyển giao công nghệ có thể mất từ 3 - 6 tháng tùy theo tình hình của các công ty hợp tác với Novavax. Công ty dược của Mỹ muốn đảm bảo đối tác thuần thục từng bước trong sản xuất vắc xin nên việc đưa sản phẩm ra thị trường chậm hơn các hãng dược khác. Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 4/8, Liên minh châu Âu (EU) đã chốt đơn mua 200 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 của công ty sản xuất vắc xin Novavax (Mỹ). Theo thỏa thuận, EU sẽ mua trước 100 triệu liều vắc xin của Novavax và mua thêm 100 triệu liều trước năm 2023.
Novavax sẽ giao những liều vắc xin đầu tiên cho EU vào quý 4 năm 2021. Hãng dược này cũng đang xúc tiến hoàn thành việc nộp dữ liệu vắc xin để EU phê duyệt trước khi giao hàng.
Trước đó, vào ngày 14/6, Novavax cho hay vắc xin ngừa COVID-19 của họ đạt hiệu quả trên 93% đối với các biến thể chủ yếu ngày nay. Vắc xin của Novavax cũng được chứng minh đạt hiệu quả đến 91% ở các nhóm dân có nguy cơ cao và đạt hiệu quả 100% với các chủng virus corona không xếp vào loại cần cảnh báo.
Theo giám đốc điều hành Stanley Erck của Novavax, tác dụng phụ của vắc xin cũng rất nhẹ. Đến nay, không có báo cáo nào cho thấy có tình trạng máu đông hoặc vấn đề về tim xảy đến với người tiêm vắc xin của Novavax.
Novavax tin rằng kết quả trên sẽ giúp vắc xin của công ty được cấp phép tiêm ở Mỹ, châu Âu và các nước khác kể từ tháng 9 tới. Đồng thời, công ty cho biết có thể sản xuất tới 100 triệu liều/tháng từ tháng 9/2021 và 150 triệu liều/tháng kể từ tháng 12/2021.
Theo các chuyên gia, vắc xin ngừa COVID-19 của Novavax chưa thể được tung ra thị trường một cách nhanh chóng như những công ty khác là do gặp thách thức đến từ chuyển giao công nghệ, sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trong đó, Novavax có lịch sử 34 năm hoạt động nhưng chưa từng đưa ra loại vắc xin nào ra thị trường cho đến nay. Do đó, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ nghiên cứu, thu mua nguyên vật liệu, tìm ra công thức bào chế vắc xin, công nghệ sản xuất cũng như tìm hỗ trợ tài chính từ chính phủ Mỹ.
Thêm nữa, việc đảm bảo chất lượng vắc xin ở mọi cơ sở cũng là thách thức lớn khiến Novavax "chậm trễ" trong việc đưa vắc xin ra thị trường. Điều này xuất phát từ việc Novavax phụ thuộc vào nhiều cơ sở sản xuất mà họ không thể kiểm soát hoàn toàn.
Để sản xuất vắc xin với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như thế giới, Novavax đã và đang tìm cách thiết lập mạng lưới sản xuất, chuyển giao công nghệ với các đối tác tại Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha...
Quá trình chuyển giao công nghệ có thể mất từ 3 - 6 tháng tùy theo tình hình của các công ty hợp tác với Novavax. Công ty dược của Mỹ muốn đảm bảo đối tác thuần thục từng bước trong sản xuất vắc xin nên việc đưa sản phẩm ra thị trường chậm hơn các hãng dược khác.
Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.