Theo Guardian đưa tin, việc phát hiện nguyên vẹn hóa thạch khổng lồ của loài ngư long thời tiền sử ở Midlands đã xem là một trong những phát hiện vĩ đại nhất của lịch sử cổ sinh vật học (một ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, về các loài động vật và thực vật cổ xưa, dựa vào các hóa thạch tìm được, là các chứng cứ về sự tồn tại của chúng được bảo tồn trong đá) của Anh.
Hóa thạch ngư long khổng lồ có niên đại 180 triệu năm được phát hiện tại Anh.
Người phát hiện ra hóa thạch này là Joe Davis. Anh đã phát hiện vào tháng 2/2021, khi mực nước tại hồ Rutland rút xuống thấp. Được biết Davis là thành viên cơ quan bảo vệ môi trường hoang dã vùng Leicestershire & Rutland, Anh.
Hóa thạch loài ngư long này được xác định có niên đại 180 triệu năm với bộ xương dài khoảng 10 m và hộp sọ nặng khoảng một tấn. Đây là hóa thạch lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở Anh.
Ngư long là một loài bò sát lớn sống ở biển, có hình dáng giống cá heo. Chúng còn được gọi là thằn lằn cá vì có răng và mắt rất lớn. Chiều dài của chúng có thể lên đến 25 m. Chúng tồn tại từ khoảng 245 triệu năm trước đến khi tuyệt chủng vào khoảng 90 triệu năm trước.
Hóa thạch của những con ngư long đầu tiên được phát hiện bởi thợ săn hóa thạch và nhà cổ sinh vật học Mary Anning vào đầu thế kỷ 19.