1. Nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch COVI-19 có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, vào tháng 5/2020, các nhà khoa học tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (gọi tắt Nanogen) bắt tay vào phát triển, thử nghiệm vắc xin Nano Covax.Nano Covax là vắc xin đầu tiên đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 12.000 người. Loại vắc xin này được hội đồng y đức của Bộ Y tế thông qua.Ngoài Nanogen, các loại vắc xin COVID-19 của Viện vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac) cũng đang trong giai đoạn đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 và tiền lâm sàng.2. Nghiên cứu thành công phương pháp mới tổng hợp thuốc điều trị SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm. Vào tháng 6/2021, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thông báo đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị SARS-CoV-2. Theo đó, Viện Hóa học nghiên cứu thành công phương pháp mới, hiệu quả tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm.Kết quả nghiên cứu của Viện góp phần vào nỗ lực chung của các nhà khoa học Việt Nam trong nghiên cứu thuốc, vắc xin và sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.Favipiravir là thuốc có cơ chế hoạt động tương tự như Remdesivir nhưng được sử dụng ở đường uống và lần đầu tiên được sử dụng chống SARS-CoV-2 ở Vũ Hán. Loại thuốc này cũng được Italy, Nhật Bản, Nga và một số quốc gia khác chấp thuận sử dụng.3. Thống nhất ứng dụng phòng chống dịch COVID-19. Ứng dụng Phòng chống dịch COVID-19 quốc gia (PC- COVID) chính thức ra mắt trên hệ thống kho ứng dụng Apple Store và Google Play từ ngày 30/9. Ứng dụng này sẽ đồng bộ dữ liệu với hệ thống quản lý tiêm chủng, xét nghiệm COVID-19 để người dân tra cứu.Vào ngày 13/11, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ Y tế, Bộ TT&TT và Bộ Công an đã thống nhất PC-Covid là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.Trước đó, trong gần 2 năm, Việt Nam có hơn 10 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch như Bluezone, VHD, Ncovi, VNeID....4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Trong năm 2021, Việt Nam ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI), mô hình hóa hiện trạng dịch bệnh để đánh giá rủi ro, phát hiện các cụm dịch tiềm năng...AI còn hỗ trợ trong việc truy vết người tiếp xúc đã phát huy hiệu quả khi có ổ dịch hoặc ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, giúp đội ngũ y tế điều tra lịch trình, lấy thông tin dịch tễ. Khi số lượng ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tăng cao, sự hỗ trợ của AI đã giúp số hóa toàn bộ tờ khai, phiếu điều tra dịch tễ và đưa lên hệ thống.Thêm nữa, AI cũng hiện hữu ngay trong các khu cách ly, bệnh viện với robot tự động giúp khử khuẩn, giao hàng, đưa thuốc cho người bệnh... Vào ngày 8/8/2021, lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia được tổ chức tại Hà Nội.Theo đó, 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, xử lý các ca bệnh khó. Đặc biệt, việc điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không nhất thiết phải chuyển lên tuyến trên.Mời độc giả xem video: Đại hội toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
1. Nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch COVI-19 có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, vào tháng 5/2020, các nhà khoa học tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (gọi tắt Nanogen) bắt tay vào phát triển, thử nghiệm vắc xin Nano Covax.
Nano Covax là vắc xin đầu tiên đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 12.000 người. Loại vắc xin này được hội đồng y đức của Bộ Y tế thông qua.
Ngoài Nanogen, các loại vắc xin COVID-19 của Viện vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac) cũng đang trong giai đoạn đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 và tiền lâm sàng.
2. Nghiên cứu thành công phương pháp mới tổng hợp thuốc điều trị SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm. Vào tháng 6/2021, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thông báo đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp thuốc điều trị SARS-CoV-2. Theo đó, Viện Hóa học nghiên cứu thành công phương pháp mới, hiệu quả tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu của Viện góp phần vào nỗ lực chung của các nhà khoa học Việt Nam trong nghiên cứu thuốc, vắc xin và sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Favipiravir là thuốc có cơ chế hoạt động tương tự như Remdesivir nhưng được sử dụng ở đường uống và lần đầu tiên được sử dụng chống SARS-CoV-2 ở Vũ Hán. Loại thuốc này cũng được Italy, Nhật Bản, Nga và một số quốc gia khác chấp thuận sử dụng.
3. Thống nhất ứng dụng phòng chống dịch COVID-19. Ứng dụng Phòng chống dịch COVID-19 quốc gia (PC- COVID) chính thức ra mắt trên hệ thống kho ứng dụng Apple Store và Google Play từ ngày 30/9. Ứng dụng này sẽ đồng bộ dữ liệu với hệ thống quản lý tiêm chủng, xét nghiệm COVID-19 để người dân tra cứu.
Vào ngày 13/11, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ Y tế, Bộ TT&TT và Bộ Công an đã thống nhất PC-Covid là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, trong gần 2 năm, Việt Nam có hơn 10 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch như Bluezone, VHD, Ncovi, VNeID....
4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Trong năm 2021, Việt Nam ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI), mô hình hóa hiện trạng dịch bệnh để đánh giá rủi ro, phát hiện các cụm dịch tiềm năng...
AI còn hỗ trợ trong việc truy vết người tiếp xúc đã phát huy hiệu quả khi có ổ dịch hoặc ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, giúp đội ngũ y tế điều tra lịch trình, lấy thông tin dịch tễ. Khi số lượng ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tăng cao, sự hỗ trợ của AI đã giúp số hóa toàn bộ tờ khai, phiếu điều tra dịch tễ và đưa lên hệ thống.
Thêm nữa, AI cũng hiện hữu ngay trong các khu cách ly, bệnh viện với robot tự động giúp khử khuẩn, giao hàng, đưa thuốc cho người bệnh... Vào ngày 8/8/2021, lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia được tổ chức tại Hà Nội.
Theo đó, 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, xử lý các ca bệnh khó. Đặc biệt, việc điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không nhất thiết phải chuyển lên tuyến trên.
Mời độc giả xem video: Đại hội toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.