Phát hiện hố đen mới rất gần Trái Đất, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Google News

(Kiến Thức) - Hố đen mới nằm cách Trái Đất ''chỉ'' 1000 năm ánh sáng, được các nhà khoa học tình cờ tìm thấy trong quá trình nghiên cứu hai ngôi sao xoay quanh nhau. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics mới đây tiết lộ, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một hố đen mới. Nó nằm trong hệ sao HR 6819, cách Trái Đất 1.011 năm ánh sáng và có khối lượng lớn gấp bốn lần Mặt Trời.
Điều đáng chú ý, là con người có thể nhìn thấy hố đen mới bằng mắt thường vào ban đêm, mà không cần dùng đến kính thiên văn hay ốm nhòm. Xét theo sơ đồ của thiên hà rộng hơn 100.000 năm ánh sáng, hệ sao HR 6819 được coi là có vị trí khá gần với Trái Đất.
Phat hien ho den moi rat gan Trai Dat, co the nhin thay bang mat thuong
Quỹ đạo của hố đen xuất hiện dưới dạng màu đỏ với ngôi sao đồng hành màu xanh lam. Vòng cung màu xanh rộng hơn bên ngoài đại diện cho một ngôi sao khác trong hệ sao HR 6819.
Petr Hadrava, đồng tác giả của nghiên cứu từ Viện hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi nhận ra đây là hệ thống sao đầu tiên có hố đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường''. Trước đó, từng xuất hiện một hố đen được đặt tên là V616 Mon cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng.
Trên thực tế, hố đen mới gần Trái Đất này được phát hiện khá tình cờ, trong quá trình các nhà khoa học nghiên cứu hai ngôi sao xoay quanh nhau. Ngôi sao ngoài cùng, được gọi là ngôi sao Be, xoay với vận tốc khoảng 482.000 m/giây, nhanh hơn 200 lần so với đường xích đạo của Mặt Trời.
Năm 2004, người ta nghi ngờ có một vật thể khác bên cạnh ngôi sao này. Stan Stefl của Đài thiên văn Nam châu Âu đã từng đề nghị xem xét lại các vật thể, trong đó có gợi ý về một lỗ đen ẩn nấp trong HR 6819. Tuy nhiên sau đó công trình buộc phải dừng lại do Stefl mất vì tai nạn xe hơi.
Phat hien ho den moi rat gan Trai Dat, co the nhin thay bang mat thuong-Hinh-2
 Có thể nhìn được hai ngôi sao bằng mắt thường từ Trái Đất, hệ sao HR 6819 nằm ở chính giữa.
Không dừng lại ở đó, tháng 11/2019, Rivinius, đồng nghiệp lâu năm của Stefl quyết định lật lại những bí ẩn xoay quanh HR 6819. Các nhà khoa học sau đó đã công bố tìm ra lỗ đen với khối lượng khổng lồ trong hệ sao LB-1 thuộc dải Ngân Hà, rất giống với những gì đã thấy ở hệ HR 6819.
Sau các giả thuyết được đặt ra và loại trừ, vật thể thứ ba bí ẩn này đã được giới nghiên cứu đưa ra kết luận: đó là một hố đen. Nhờ kỹ thuật thoa kế, kết hợp nhiều kính thiên văn chụp lại, rất có thể trong tương lai những bức ảnh đầu tiên về hố đen siêu lớn này sẽ được tiết lộ.
Hố đen là những vật thể thiên văn to lớn và dày đặc đến nỗi không thứ gì, thậm chí không ánh sáng, có thể thoát khỏi lực hấp dẫn của chúng.
"Thường thì khi có hố đen và ngôi sao ở gần, chúng ta sẽ không quan sát được ngôi sao xoay quanh hố đen. Tuy nhiên hố đen này rất gần, do vậy chúng ta có thể quan sát được các chuyển động và khối lượng rất lớn của nó", đồng tác giả nghiên cứu Marianne Heida cho biết.
 
00:0000:0000:00
00:00

Zoom cận cảnh hệ sao HR 6819. Nguồn: Youtube

Mộc Nhiên (theo Cnet)

>> xem thêm

Bình luận(0)