1. Mùi quýt ở chim Aukets
Đừng tưởng chỉ có con người mới biết sử dụng hương thơm để thu hút sự chú ý cho bản thân mình. Loài chim Aukets (Aethia cristatella) ở quần đảo Shumagin, Alaska cũng biết sử dụng chiêu này để gây ấn tượng với những con chim cái dù không ở gần. Mùi hương của những con chim Aukets có mùi giống với vỏ cam quýt. Mùi hương này được tiết qua lớp lông cổ của chúng. Tuy nhiên, mùi của con đực nồng đậm và đặc trưng hơn của con cái.
Sau nghiên nghiên cứu, nhà sinh học biển Hector Douglas kết luận rằng mùi hương của chim Aukets được tạo ra từ hợp chất aldehyde - chất thường có trong vỏ trái cây có mùi và cũng được sử dụng để sản xuất nước hoa. Những con chim Auklets còn "đọ" mùi thơm trên người nhau để cảm nhận xem liệu chúng có phù hợp làm một người bạn đời hay không. Ngoài ra, mùi thơm này còn làm chậm hoạt động hoặc tê liệt các loài hút máu như chấy, muỗi hay ve giúp loài chim Auklets tự bảo vệ chính mình.
Chim Auklets phân bố trên toàn miền bắc Thái Bình Dương, đặc biệt nhiều ở vùng biển Bering. Một con chim Auklets trưởng thành dài từ 28-17cm, sải cánh rộng từ 34-50cm, nặng từ 195-330g. Chúng có một chiếc mào đặc trưng trên đầu và con cái thường nhỏ hơn con đực một chút. Chim Auklets thường kiếm ăn bằng cách lặn xuống vùng nước sâu, chúng ăn nhuyễn thể và một số loài sinh vật biển nhỏ.
2. Mùi chanh ở kiến vàng
Kiến vàng (Lasius Interjectus) là một loài kiến trong phân họ Formicinae. Tên khoa học của chúng được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1866 bởi Mayr. Chúng có màu vàng và dài khoảng 4 mm. Kiến chúa dài khoảng 8 mm. Kiến vàng làm tổ trong đất. Đôi khi, chúng làm tổ dưới các khúc cây và các tảng đá. Chúng cũng làm tổ dưới nền nhà và các căn gác lửng. Kiến vàng thường tạo ra các gò đất khi đào các khoang tổ của chúng dưới đất. Kiến vàng ăn mật ngọt từ các loài côn trùng ăn rễ cây.
Kiến vàng phân bố phổ biến từ New England đến Tây Bắc Thái Bình Dương và Florida hay Mexico. Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng gặp loài kiến này ở rất nhiều nơi. Khi bị quấy rối, kiến vàng tiết ra mùi giống mùi chanh để phòng vệ và khiến kẻ săn mồi khó chịu.
3. Mùi xạ hương ở hươu xạ Kashmir
Hươu xạ, tên khoa học là Moschus cupreus, là một loài động vật có vú trong họ Moschidae thuộc bộ Artiodactyla. Hươu xạ Kashmir được nhìn thấy lần cuối vào năm 1948 ở Afghanistan. Hươu xạ Kashmir là động vật ăn cỏ, sống trong môi trường đồi núi, rừng rậm. Giống như các loài hươu khác, thức ăn của chúng chủ yếu là lá, hoa, cỏ, một số loại rêu và địa y. Chúng thường sống đơn độc trong các vùng lãnh thổ được xác định lãnh thổ rõ ràng. Hươu xạ là loài nhút nhát, chúng sống về đêm hoặc vào lúc bình minh.
Hươu xạ Kashmir nổi tiếng là bởi tuyến mùi (hay còn gọi là tuyến xạ hương) của chúng. Chỉ những con hươu xạ Kashmir đực mới có tuyến xạ hương có thể tạo ra mùi thơm dễ chịu, quyến rũ. Tuyến xạ hương của chúng nằm giữa bụng và bộ phận sinh dục. Hươu đực sử dụng mùi hương này để thu hút hươu cái. Xạ hương của hươu xạ đực có thể được dùng để chiết xuất nước hoa và làm hương liệu hoặc làm thuốc.
4. Mùi vanilla ở hải ly
Hải ly với tên khoa học là Myocastor coypus là một loài động vật có vú. Hải ly được biết đến với tài xây đập, đào kênh và làm ổ. Chúng là các động vật gặm nhấm lớn thứ hai trên thế giới (sau chuột lang nước). Hải ly thường sống thành bầy, chúng sẽ xây một hoặc hai đập để tạo thành một nơi nước lặng yên và sâu để chống lại các loại thú săn mồi và cũng như để giữ thức ăn và vật liệu xây dựng nổi trên nước. Hải ly có thói quen đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các mùi hương từ bùn, các mảnh vụn cùng dịch tiết từ túi thầu dầu và nước tiểu.
Trước đây, số lượng hải ly có tới hơn 60 triệu con nhưng cho đến năm 1988 chỉ còn khoảng 6-12 triệu con. Sự sụt giảm số lượng này là do chúng bị săn bắt quá nhiều để lấy da, lấy các hạch tuyến làm thuốc hay nước hoa. Theo các nhà khoa học, hải ly đực và cái đều có một cặp túi thầu dầu có mùi hương giống với mùi vanilla. Tuyến này nằm ở 2 khoang dưới da giữa xương chậu và gốc đuôi.
5. Mùi cola anh đào ở cuốn chiếu khổng lồ Bắc Mỹ
Thoạt nhìn, có thể bạn sẽ cảm thấy con vật trong ảnh hơi đáng sợ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng lại có mùi thơm như một lon cola vị anh đào. Loài vật này chính là một con cuốn chiếu khổng lồ Bắc Mỹ. Tên khoa học của nó là Apheloria virginiensis. Chúng có màu đen pha vàng, chiều dài thân có thể lên tới 40 cm.
Cuốn chiếu khổng lồ Bắc Mỹ có số lượng chân khá lớn, có thể lên tới vài trăm chiếc. Với số lượng nhiều như vậy, chúng có thể dễ dàng đào bới sâu xuống lòng đất. Ngoài việc chui xuống đất, cuốn chiếu khổng lồ thường cuộn tròn cơ thể thành hình xoắn ốc và đưa lớp vỏ cứng ở mặt lưng lên trước khi gặp kẻ thù.
Bên cạnh đó, chúng còn tiết ra một số chất độc để phòng vệ, đó là tiết ra hợp chất cyanide thông qua các lỗ siêu nhỏ tại các tuyến dọc theo hai bên cơ thể. Hợp chất này khi được bắn ra chúng sẽ bám vào da và có thể ăn mòn lớp vỏ của của nhiều loài côn trùng khác hay đủ sức làm bỏng da và mắt của các loài săn mồi lớn hơn. Chất độc này có thể bắn xa tới nửa mét. Và ngạc nhiên hơn cả, chất lỏng tiết ra từ cơ thể của cuốn chiếu khổng lồ Bắc Mỹ lại có mùi cola vị anh đào đấy!
*Bài viết được tổng hợp từ Southernliving, NatGeo, LiveScience.