Mariana là rãnh đại dương hình lưỡi liềm nằm ở phía Tây Thái Bình Dương.Khu vực xung quanh rãnh là nơi đáng chú ý với nhiều môi trường độc đáo, bao gồm các miệng phun thủy nhiệt giải phóng lưu huỳnh và carbon dioxide (CO2) lỏng, những ngọn núi lửa bùn đang hoạt động và sinh vật biển thích nghi với áp suất tương đương với trọng lượng của 48 máy bay phản lực.Vực thẳm Challenger Deep nằm ở phía Nam của Rãnh Mariana là điểm sâu nhất trong đại dương. Độ sâu của vực thẳm này rất khó đo trực tiếp từ bề mặt.Nhưng vào năm 2010, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã ước lượng nó sâu khoảng 10.994m bằng cách sử dụng các xung âm thanh truyền xuống đáy biển.Trong một nghiên cứu mới nhất vào tháng 12/2021, NOAA đã sử dụng cảm biến áp suất để tính ra độ sâu chính xác của vực thẳm Challenger Deep là 10.935m.Ở nơi có áp suất tương đương với trọng lượng của 48 máy bay phản lực này vẫn có những sinh vật rất kỳ dị sống sót một cách bí ẩn. Đầu tiên phải kể đến amphipods (hay bộ Giáp xác chân khớp) là động vật giáp xác. Trên thực tế, một số cá thể này có thể dài tới 30 cm. Giống như tôm hùm, các sinh vật này có bộ xương ngoài cứng bằng canxi carbonat. Đây là thứ mà chúng ta thường không tìm thấy ở độ sâu hơn 10.000 m.Theo các chuyên gia, các loài amphipod có một vũ khí bí mật giống như lá chắn. Chúng được bao bọc bởi một lớp áp giáp nhôm tổng hợp trong cơ thể bằng cách sử dụng nhôm có dưới đáy biển. Lớp vỏ này là cách bảo vệ chúng tốt nhất trước những kẻ săn mồi ẩn nấp ở dưới vực thẳm.Thứ hai, sinh vật khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên khi có thể sống được ở dưới rãnh Mariana là cá ốc Mariana (Pseudoliparis swirei). Đây là loài cá sâu nhất từng được phát hiện. Cụ thể, chúng được tìm thấy ở độ sâu hơn 8.000 m. Thực tế có rất nhiều điều kỳ lạ về những con cá ốc này.Các nhà khoa học chỉ ra rằng, cá ốc Mariana có một bộ xương dẻo dai, thứ giúp chúng chịu được áp lực lớn.Thứ ba, xenophyophore là một trong những sinh vật đặc biệt ở rãnh Mariana. Đó là một sinh vật đơn bào, tương tự amip khổng lồ. Với chiều dài khoảng 10 cm, xenophyophore là một trong những sinh vật đơn bào lớn nhất trên Trái Đất.Thứ tư, rãnh sâu nhất đại dương còn có một sinh vật kỳ lạ khác hải sâm nhỏ. Chúng là những con hải sâm nhỏ và trong suốt. Loài vật này thường bò dọc theo đáy đại dương bằng những cái chân giống như xúc tu.Thứ năm, nhựa. Đây có lẽ là thứ ngạc nhiên nhất mà con người tìm thấy ở bên dưới rãnh Mariana. Nhựa và vi nhựa tìm thấy ở rãnh Mariana cho thấy rằng ngay cả ở nơi xa xôi nhất trên hành tinh thì tác động tiêu cực của con người vẫn hiện diện.>>>Xem thêm video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn (Nguồn: THDT).
Mariana là rãnh đại dương hình lưỡi liềm nằm ở phía Tây Thái Bình Dương.
Khu vực xung quanh rãnh là nơi đáng chú ý với nhiều môi trường độc đáo, bao gồm các miệng phun thủy nhiệt giải phóng lưu huỳnh và carbon dioxide (CO2) lỏng, những ngọn núi lửa bùn đang hoạt động và sinh vật biển thích nghi với áp suất tương đương với trọng lượng của 48 máy bay phản lực.
Vực thẳm Challenger Deep nằm ở phía Nam của Rãnh Mariana là điểm sâu nhất trong đại dương. Độ sâu của vực thẳm này rất khó đo trực tiếp từ bề mặt.
Nhưng vào năm 2010, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã ước lượng nó sâu khoảng 10.994m bằng cách sử dụng các xung âm thanh truyền xuống đáy biển.
Trong một nghiên cứu mới nhất vào tháng 12/2021, NOAA đã sử dụng cảm biến áp suất để tính ra độ sâu chính xác của vực thẳm Challenger Deep là 10.935m.
Ở nơi có áp suất tương đương với trọng lượng của 48 máy bay phản lực này vẫn có những sinh vật rất kỳ dị sống sót một cách bí ẩn. Đầu tiên phải kể đến amphipods (hay bộ Giáp xác chân khớp) là động vật giáp xác. Trên thực tế, một số cá thể này có thể dài tới 30 cm. Giống như tôm hùm, các sinh vật này có bộ xương ngoài cứng bằng canxi carbonat. Đây là thứ mà chúng ta thường không tìm thấy ở độ sâu hơn 10.000 m.
Theo các chuyên gia, các loài amphipod có một vũ khí bí mật giống như lá chắn. Chúng được bao bọc bởi một lớp áp giáp nhôm tổng hợp trong cơ thể bằng cách sử dụng nhôm có dưới đáy biển. Lớp vỏ này là cách bảo vệ chúng tốt nhất trước những kẻ săn mồi ẩn nấp ở dưới vực thẳm.
Thứ hai, sinh vật khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên khi có thể sống được ở dưới rãnh Mariana là cá ốc Mariana (Pseudoliparis swirei). Đây là loài cá sâu nhất từng được phát hiện. Cụ thể, chúng được tìm thấy ở độ sâu hơn 8.000 m. Thực tế có rất nhiều điều kỳ lạ về những con cá ốc này.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, cá ốc Mariana có một bộ xương dẻo dai, thứ giúp chúng chịu được áp lực lớn.
Thứ ba, xenophyophore là một trong những sinh vật đặc biệt ở rãnh Mariana. Đó là một sinh vật đơn bào, tương tự amip khổng lồ. Với chiều dài khoảng 10 cm, xenophyophore là một trong những sinh vật đơn bào lớn nhất trên Trái Đất.
Thứ tư, rãnh sâu nhất đại dương còn có một sinh vật kỳ lạ khác hải sâm nhỏ. Chúng là những con hải sâm nhỏ và trong suốt. Loài vật này thường bò dọc theo đáy đại dương bằng những cái chân giống như xúc tu.
Thứ năm, nhựa. Đây có lẽ là thứ ngạc nhiên nhất mà con người tìm thấy ở bên dưới rãnh Mariana. Nhựa và vi nhựa tìm thấy ở rãnh Mariana cho thấy rằng ngay cả ở nơi xa xôi nhất trên hành tinh thì tác động tiêu cực của con người vẫn hiện diện.
>>>Xem thêm video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn (Nguồn: THDT).