Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng với các nhà khoa học Nga, Đức đã phát hiện một loài tắc kè mới ở lưu vực Sông Giang, tỉnh Khánh Hòa.Loài mới được đặt lên là tắc kè Rag-Lai, tên khoa học là Cyrtodactylus raglai có họ hàng gần gũi với loài tắc kè Cyrtodactylus kingsadai và Cyrtodactylus cryptus.Tên loài mới “raglai” được dùng để chỉ dân tộc Raglai, thuộc tỉnh Khánh Hòa, sống ở nơi loài mới được tìm thấy.Trong tiếng Raglai, từ “raglai” cũng có nghĩa là “rừng”, điều này cũng mang ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng đối với người dân nơi đây.Phạm vi phân bố của tắc kè Rag-Lai rất hẹp, đặc hữu với môi trường sống trong hang động đá granit ven sông với những đặc điểm tiến hóa thích nghi trong hang động.Hệ sinh thái lưu vực Sông Giang và các khu vực sông lân cận đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, do đó các nghiên cứu về đa dạng sinh học nơi đây nên sớm được thực hiện để có được các dữ liệu quan trọng về đa dạng sinh học, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn loài trong khu vực.Ngoài loài tắc kè hiếm gặp này, Việt Nam còn có loài tắc kè bông (Tokey gecko) là một trong những kẻ bản địa của Việt Nam.Đây là loài có tính cách tàn bạo.Tắc kè bông Việt Nam có kích thước tối đa chỉ 25 – 35cm. Trên người có các đốm đỏ, cam, nâu, trắng.Chúng ăn sâu dế như bao loài Tắc Kè nước ngoài khác.Tắc kè bông Việt Nam không có khả năng đổi nhiều màu. Chỉ đổi màu tối xạm đi khi hoảng sợ hoặc thời tiết lạnh.Tắc kè bông việt nam có thể bám được tường, kính, vách đá, thân cây. Bởi tạo hóa tặng cho chúng miệng đệm chân mở rộng nên bất chấp mọi địa hình. Trừ trên không và dưới nước.>>>Xem thêm video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim (Nguồn: THDT)
Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng với các nhà khoa học Nga, Đức đã phát hiện một loài tắc kè mới ở lưu vực Sông Giang, tỉnh Khánh Hòa.
Loài mới được đặt lên là tắc kè Rag-Lai, tên khoa học là Cyrtodactylus raglai có họ hàng gần gũi với loài tắc kè Cyrtodactylus kingsadai và Cyrtodactylus cryptus.
Tên loài mới “raglai” được dùng để chỉ dân tộc Raglai, thuộc tỉnh Khánh Hòa, sống ở nơi loài mới được tìm thấy.
Trong tiếng Raglai, từ “raglai” cũng có nghĩa là “rừng”, điều này cũng mang ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng đối với người dân nơi đây.
Phạm vi phân bố của tắc kè Rag-Lai rất hẹp, đặc hữu với môi trường sống trong hang động đá granit ven sông với những đặc điểm tiến hóa thích nghi trong hang động.
Hệ sinh thái lưu vực Sông Giang và các khu vực sông lân cận đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, do đó các nghiên cứu về đa dạng sinh học nơi đây nên sớm được thực hiện để có được các dữ liệu quan trọng về đa dạng sinh học, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn loài trong khu vực.
Ngoài loài tắc kè hiếm gặp này, Việt Nam còn có loài tắc kè bông (Tokey gecko) là một trong những kẻ bản địa của Việt Nam.
Đây là loài có tính cách tàn bạo.
Tắc kè bông Việt Nam có kích thước tối đa chỉ 25 – 35cm. Trên người có các đốm đỏ, cam, nâu, trắng.
Chúng ăn sâu dế như bao loài Tắc Kè nước ngoài khác.
Tắc kè bông Việt Nam không có khả năng đổi nhiều màu. Chỉ đổi màu tối xạm đi khi hoảng sợ hoặc thời tiết lạnh.
Tắc kè bông việt nam có thể bám được tường, kính, vách đá, thân cây. Bởi tạo hóa tặng cho chúng miệng đệm chân mở rộng nên bất chấp mọi địa hình. Trừ trên không và dưới nước.
>>>Xem thêm video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim (Nguồn: THDT)