Đại dịch đang “bỏ qua” châu Phi: Khoa học đau đầu tìm lời giải

Google News

(Kiến Thức) - Trong khi Mỹ, châu Âu hay châu Á đang "dò dẫm" từng nước thoát khỏi COVID-19 thì dường như lục địa nghèo và lạc hậu châu Phi đã thoát được đại dịch của thế giới một cách ngoạn mục. 

COVID-19 "bỏ quên" Châu Phi?
Mặc dù chính thức vượt qua con số 1 triệu trường hợp mắc COVID-19 vào tuần qua trên tổng dân số 1,3 tỷ người, nhưng dường như cho đến nay, châu Phi đã vượt qua đại dịch tương đối tốt. Đáng chú ý là dường như đã đạt đỉnh dịch vào ngày 26/7/2020 với số người mắc đang điều trị là 338.154 người, nhưng sau đó con số này tại Châu Phi lại giảm dần.
Khi COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc và hoành hành khắp thế giới, giới chuyên môn đã cảnh báo về một thảm họa y tế, thế nhưng đại dịch ấy lại "bỏ qua" châu Phi - nơi mà trước giờ vẫn gắn với những bất hạnh, nghèo khổ, dịch bệnh, hạ tầng cơ sở y tế thấp kém. 
Dai dich dang “bo qua” chau Phi: Khoa hoc dau dau tim loi giai
 Trẻ em chạy qua một bức tranh tường cảnh báo về COVID-19 ở Nairobi.
Nhà miễn dịch học Sophie Uyoga tại Viện Nghiên cứu Y tế Kenya đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 3000 mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy, cứ 20 người Kenya từ 15 đến 64 tuổi thì có một người có kháng thể chống virus SARS-CoV-2. Các nghiên cứu khác về kháng thể của người Châu Phi cũng mang lại những phát hiện đáng ngạc nhiên tương tự.
Từ cuộc khảo sát với 500 nhân viên y tế ở Blantyre, Malawi, nhà miễn dịch học Kondwani Jambo của Chương trình Nghiên cứu Lâm sàng Malawi-Liverpool Wellcome Trust cùng các đồng nghiệp đã kết luận rằng, có tới 12,3% trong số họ đã tiếp xúc với virus corona. Dựa trên những phát hiện và tỷ lệ tử vong đối với COVID-19 ở những nơi khác, họ ước tính rằng số ca tử vong được báo cáo ở Blantyre vào thời điểm đó phải rất cao, nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra. 
Đáng chú ý nhất là cuộc khảo sát ở các thành phố đông bắc Nampula và Pemba ở Mozambique trên 10.000 người. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, các nhà khoa học đã bất ngờ khi phát hiện có từ 3 đến 10% trong số những người này có kháng thể đối với SARS-CoV-2. Trong đó, những tiểu thương ở chợ có lượng kháng thể cao nhất, sau đó là các nhân viên y tế. 
Trong khi ở Nampula, thành phố có khoảng 750.000 dân, chỉ có 300 ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận vào thời điểm đó. Mozambique chỉ có 16 trường hợp tử vong do COVID-19.
Dai dich dang “bo qua” chau Phi: Khoa hoc dau dau tim loi giai-Hinh-2
  Có lẽ nào đại dịch đang "nương nhẹ" với châu Phi?
Vậy có lẽ nào đại dịch đang "nương nhẹ" với châu Phi? Và điều gì lý giải cho "lỗ hổng" khổng lồ giữa dữ liệu số lượng người kháng thể với số ca nhiễm bệnh và tử vong chính thức được báo cáo?
Các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải
Một trong số những nguyên nhân của sự chênh lệch con số này có thể là do châu Phi bỏ sót nhiều trường hợp nhiễm bệnh hơn các khu vực khác trên thế giới. Bởi lẽ nơi đây vốn sở hữu cơ sở hạ tầng, y tế thấp kém, trình độ cũng như ý thức kiểm tra sức khỏe, phòng chống dịch bệnh không cao.
Theo thống kê tại Kenya, cứ 10.000 người dân thì chỉ có khoảng...một người được kiểm tra y tế và xét nghiệm có nhiễm SARS-CoV-2 hay không, con số này chỉ bằng 1/10 tỷ lệ ở Tây Ban Nha hoặc Canada. Hay tại Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, chỉ có 1/50.000 người được xét nghiệm. Thậm chí nhiều người tử vong vì COVID-19 chỉ vì không được chẩn đoán chính xác.
Trong khi ở Nam Phi, số ca tử vong vì COVID-19 từ ngày 6/5 đến 28/7 lại vượt mức được báo cáo. Nhà miễn dịch học Uyoga cho biết, có thể đại dịch đã làm ảnh hưởng đến hệ thống giám sát tử vong của Kenya, do các nhân viên y tế địa phương không thể đến từng nơi để kiểm tra vì giãn cách xã hội. 
Dai dich dang “bo qua” chau Phi: Khoa hoc dau dau tim loi giai-Hinh-3
 Theo khảo sát, cứ 20 người Kenya từ 15 đến 64 tuổi thì có một người có kháng thể chống virus SARS-CoV-2. 
Lý giải về việc số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại châu Phi thấp hơn hẳn so với những châu lục khác, ông Marina Pollán thuộc Viện Sức khỏe Carlos III ở Madrid cho rằng, nguyên nhân có thể do tỷ lệ dân số trẻ ở châu Phi. Độ tuổi trung bình của dân số Tây Ban Nha là 45; còn ở Kenya và Malawi là từ 18-10 tuổi, trong khi những người nhiễm bệnh nặng hoặc tử vong đa phần thuộc dân số già. 
Bên cạnh những giả thuyết về độ tuổi dân số, một số nhà quan sát ghi nhận, châu Phi là nơi có tần số cao nhiễm các dịch bệnh khác, từ HIV, lao hay sốt rét và sốt xuất huyết Ebola,... Chính điều này đã tạo cho người châu Phi một hệ thống miễn dịch tốt hay một loại kháng thể chống lại các mầm bệnh mới, bao gồm cả COVID-19.
Tuy nhiên, đó chỉ là những suy đoán. Nhiều khảo sát về kháng thể sắp tới đây có thể sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác hơn cho bài toán khó này. Một nghiên cứu do Pháp tài trợ sẽ kiểm tra hàng nghìn kháng thể ở Guinea, Senegal, Benin, Ghana, Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo; dự kiến có kết quả vào tháng 10. Bên cạnh đó, 13 phòng thí nghiệm ở 11 quốc gia châu Phi cũng đang tham gia cuộc khảo sát toàn cầu về kháng thể SARS-CoV-2 do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức. Trong khi đó, Nam Phi cũng có kế hoạch thực hiện một số nghiên cứu huyết thanh ở các điểm nóng COVID-19.
Câu hỏi đặt ra là khi càng nhiều người nhiễm bệnh, châu Phi có thể thực hiện "miễn dịch công đồng" mà không cần đến vắc-xin hay không? Glenda Grey, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi không rõ liệu các kháng thể có thực sự tạo ra khả năng miễn dịch hay không, và nếu có thì nó tồn tại trong bao lâu. Trong khi bà Lynn Morris, người đứng đầu Viện Truyền nhiễm Nam Phi cũng khẳng định, virus không tạo ra kháng thể ở tất cả người nhiễm bệnh và mức độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian., đồng nghĩa với việc "tự miễn dịch cộng đồng" là không thể xảy ra. 

Vì sao Covid-19 ít ảnh hưởng đến châu Phi?| VTC14


Mộc Nhiên (theo Sciencemag)

>> xem thêm

Bình luận(0)