Người canh giữ “khu rừng tự sát“: Nỗ lực không ngừng bảo vệ

Google News

Người đàn ông đó là ông Kyochi Watanabe, 60 tuổi, hằng ngày vẫn miệt mài làm nhiệm vụ "canh gác" khu rừng mang danh "khu rừng tự sát".

Đã hơn 10 năm qua, ông Watanabe sống ở nơi mà ít người dám lại gần. Một mình ông với căn chòi mép rừng, thú vui tao nhã hằng ngày là gảy đàn ghi ta hát lên khúc "Imagine" của John Lennon. Không phải giải khuây cho bản thân mà ông còn hy vọng giai điệu yên bình cùng lời ca ý nghĩa sẽ có thể ngăn cản những tâm hồn tuyệt vọng tìm đến cái chết.
Người ta có lẽ đã nghe về khu rừng Aokigahara này từ lâu. Tên gọi của nó có nghĩa là "biển cây" (see of trees), Aokigahara có lịch sử bắt nguồn từ giữa thế kỉ 9, khi núi lửa Phú Sĩ phun trào, dung nham bao phủ xuống miền đất hoang và biến nó thành khu rừng rộng khoảng 30 km vuông. Thế nhưng sau một thời gian dài nó bị gọi tên là "khu rừng tự sát", sau khi YouTuber Logan Paul người Mỹ quay phim một nạn nhân tự tử ở đây. Từ đó chẳng ai còn dám đến khu vực này.
Nguoi canh giu “khu rung tu sat“: No luc khong ngung bao ve
Ông Watanabe vẫn ngày ngày miệt mài với việc "xoa dịu" những trái tim tổn thương (Ảnh: AFP).
Còn bản thân ông Watanabe thì đó quả thực là một việc kinh khủng. Quá nửa đời người, ông ở đây chăm sóc khu rừng như đứa con của mình vậy, đối với ông nó là khu rừng tự nhiên, mang vẻ đẹp mà không phải đâu cũng có. Và để chống lại những dị nghị, dèm pha, ông quyết định phải thay đổi suy nghĩ của mọi người, ông tự mình hát lấy những bản nhạc rock hay hip-hop vui tươi để phá đi màn đêm tịch mịch.
Không phải ồn ào cũng chẳng vội vã, người đàn ông đó chọn cách làm của riêng mình bởi ông biết âm nhạc sẽ xoa dịu mọi nỗi đau. Ông muốn ngăn cản ý định rời bỏ cõi đời của những người bi quan, bao gồm một người đàn ông từ Osaka. "Anh ta đã trở về nhà và bây giờ vẫn thường nhắn tin với tôi trên Facebook", ông chia sẻ.
Khu rừng vốn được coi là linh thiêng trong một thời gian dài gắn với những vụ tự sát quả thực là một điều khó chấp nhận với ông Watanabe. Đã có nhiều người lại tìm đến địa danh này để kết liễu cuộc đời, biến tình tiết giật gân thành sự thật tàn khốc. Vài năm gần đây, chính quyền không còn công khai số người tự sát ở đây nữa, nhưng từng có thời điểm ghi nhận hơn chục người tự tử mỗi năm.
Ngay tại lối vào rừng là bảng thông báo: "Cuộc sống là điều quý giá mà cha mẹ ban cho mỗi người. Hãy bình tĩnh và nghĩ cho bố mẹ, anh chị em hay những đứa trẻ của bạn. Đừng ôm nỗi phiền muộn một mình. Hãy gọi cho chúng tôi", kèm theo đó là số đường dây nóng.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của chính quyền và người dân nhưng việc Logan Paul quay phim ở đây đã khiến cho tin đồn đó một lần nữa lan rộng và người ta lại tiếp tục nghĩ về khu rừng với danh xưng "tự sát".
Nguoi canh giu “khu rung tu sat“: No luc khong ngung bao ve-Hinh-2
Khu rừng Aokigahara (Ảnh: dronestagr.am)
Còn đối với ông Watanabe, ông chẳng bao giờ tin vào điều đó. Ông luôn nỗ lực không mệt mỏi để bảo vệ khu rừng. Bằng tình yêu, niềm tin của mình, ông Watanabe tin rằng mình sẽ gột rửa được những gì mà người ta nghĩ về khu rừng. Ông Watanabe đã khẳng định rằng: "Tôi được sinh ra ở đây nên phải bảo vệ nơi này. Tôi là người canh gác rừng và đó là trách nhiệm của tôi".
Người đàn ông đó năm nay đã 60 tuổi nhưng ông chưa bao giờ cảm thấy mình mệt mỏi, mỗi ngày ông đều dành toàn bộ thời gian, sức lực để sống một cách đúng nghĩa và làm việc có ích cho đứa con tinh thần của mình. Ông tin rằng một ngày đó mọi người sẽ trở lại với khu rừng theo đúng nghĩa là thăm quan và sẽ yêu quý nó nhiều hơn vậy. Bỏ qua những lời đồn thổi, ông giữ vững niềm tin vào những thứ mình nhìn thấy và những thứ mình nghe được.
Thật khó có thể có người nào lại kiên trì và nỗ lực nhiều như ông Watanabe. Mỗi ngày đối với chúng ta là một ngày bình thường, nhưng đối với ông Watanabe thì đó lại là một ngày chiến đấu, ngày đem yêu thương và niềm tin để mang lại vẻ đẹp cho khu rừng
Theo Dung Mai / Thế Giới Trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)