Ở Nepal, có những người sẵn sàng liều mạng treo mình trên những dốc núi cheo leo chỉ để… săn mật ong rừng. Thứ mật đặc biệt này được coi là 1 mặt hàng có giá trị kinh tế cao (Nguồn: AP).
Trước khi đi thu hoạch mật ong, những người thợ săn thường mang theo thức ăn, dây thừng và các dụng cụ cần thiết khác để thu hoạch mật ong (Nguồn: AP).
Để tìm được mật ong rừng, các nhóm thợ săn cần đi bộ hàng giờ qua những ngọn núi dốc vô cùng hiểm trở (Nguồn: AP).
Nếu không cẩn thận, có khả năng rất cao họ sẽ bị sẩy chân, ngã xuống từ vách đá cao hàng chục mét và bị thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng (Nguồn: AP).
Sau khi tìm được tổ ong, họ đốt lửa để ép ong bay ra khỏi tổ trước khi tiến hành lấy mật. Đàn ong gặp lửa sẽ bay ra khỏi tổ và lượn xung quanh những người thợ săn (Nguồn: AP).
Trong trạng thái lơ lửng trên không, những người thợ săn mật ong ở Nepal sẽ đổ mật ong lấy từ vách đá vào thùng chứa sau khi thu hoạch (Nguồn: AP).
Sau khi lấy mật, tay và chân của người thợ thường sẽ bị ong đốt và sưng rất nặng. Đôi khi họ phải uống rượu mới có thể chịu đựng được cơn đau bị ong đốt (Nguồn: AP).
Một ngày, nhóm thợ săn có thể thu hoạch khoảng 34 lít mật ong từ vách đá. Họ sẽ có thể bán nó ở chợ với giá 25 USD (khoảng 600.000 đồng)/lít (Nguồn: AP).
Và chẳng riêng gì ở nước ngoài, ngay tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nước ta cũng có những đứa trẻ chừng 15 - 16 tuổi thường leo lên vách đá chênh vênh cao hơn 100m để kiếm sống.
Những vách đá ở Phù Yên là nơi lũ trẻ săn chim én. Dụng cụ bắt én chỉ gồm 2 sào nứa dài khoảng 5 sải và một bộ lưới đánh cá.
Số lượng én bẫy được sẽ dao động tùy từng ngày, có khi từ chiều đến tối chỉ được 1 - 2 con, nhưng cũng có buổi thu hoạch được cả vài trăm con.
Đàn én thường bay về hang nhiều nhất là vào buổi chiều, vì vậy thợ săn thường leo lên vách đá, vào hang đặt lưới từ lúc 4 giờ chiều. Khi trời sẩm tối thì họ leo xuống.
Ngoài săn chim én, dơi cũng là loài được săn nhiều tại đây. Dụng cụ săn dơi cũng tương tự như săn chim én, chỉ thêm một chiếc đèn pin đeo trước trán để soi đường.
Sau khi bẫy xong, những con én và dơi sẽ được đem vặt lông rồi rửa qua nước lã, chặt khúc rồi xào chín để làm đồ nhắm rượu.
Việc săn dơi, én giúp người dân địa phương có thêm thực phẩm. Nếu bẫy được nhiều, họ có thể đem bán cho các hộ khác với giá 4 - 5.000 đồng/con.
Tuy nhiên đây là nghề vô cùng nguy hiểm, ghi nhận trước đây cho thấy đã có nhiều người từng bỏ mạng trong lúc săn én hoặc dơi.