Điều gì xảy ra sau khi con người ngưng thở?

Google News

Sự sống và cái chết là chủ đề được khoa học quan tâm, đặc biệt là cái chết và sự sống sau cái chết.

Liên quan đến chủ đề này, trang tin Grunge.com (GC) của Anh vừa giới thiệu một số khám phá dựa trên các nghiên cứu khoa học mới nhất vừa được công bố.
1. Tim có thể “từ chối” chết
Lâu nay chúng ta thường xem phim nói về cảnh chết chóc, cái chết thường diễn ra tức thì, kể cả khi bị bắn trúng, nhưng việc chết đột ngột như trong phim là không thể. Thậm chí còn có ngộ nhận cho rằng, nếu đánh trúng đòn, nạn nhân có thể chết ngay nhưng thực sự, sự sống còn kéo dài thêm một thời gian nữa. Trong trường hợp này, não có thể ngưng hoạt động nhưng trái tim và các cơ quan khác lại chưa chết. Nạn nhân không thể nghĩ hoặc nhìn thấy, nhưng họ lại có thể đi tiểu. Những xác chết nói trên không phải là những thây ướt, mà được gọi là xác chết “tim vẫn còn hoạt động”.
 Nhiều người ngưng tim sau hồi phục cho biết nhìn thấy “ánh sáng rực rỡ”
Theo BBC, để được xem là xác chết tim còn đập, thì toàn bộ não phải chết, kể cả thân não. Nếu thân não không hoạt động, hô hấp và các quá trình khác của cơ thể cũng sẽ dừng lại. Tuy nhiên, vào những năm 50 ở thế kỷ trước, các bác sĩ bắt đầu nhận thấy rằng một số bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê thì não của họ đã chết thực sự, nhưng thật lạ cơ thể lại không bị phân hủy. Gần đây, nhờ việc ra đời máy thở và các thiết bị y tế khác nên bộ não con người vẫn hoạt động. Nhưng trước đó, khi chưa có các thiết bị này, để giúp bệnh nhân sống lâu thêm người ta đã dùng thủ thuật “bơm máu” vào cơ thở vài giờ sau khi ngừng thở. Mặc dù các thủ tục trên rất hiếm gặp song chuyên gia thần kinh học ở ĐH California Mỹ Alan Shewmon đã nghiên cứu ở 175 cơ thể ngưng thở, giúp những thi thể này “sống sót hơn một tuần sau khi người đó chết”, thậm chí có một tồn tại dưới dạng chức năng tới 2 thập kỷ. Alan Shewmon cho rằng thay vì phân hủy, cơ thể con người sau khi chết não nhưng tim lại “từ chối” chết.
 Não chết nhưng tim lại “từ chối” chết
2. Con người thấy gì sau khi “chết tạm”
Ngay cả khi tim không còn đập thì sự sống sau cái chết vẫn tồn tại. Ví dụ, não còn nguyên vẹn đủ lâu để nhận ra rằng cơ thể đã chết. Theo nghiên cứu của ĐH Y khoa Stony Brook, Canada, do tiến sĩ Mark Beaulieu đứng đầu ở 2.060 người sống sót sau khi ngừng tim, những người may mắn qua khỏi, sống sót trở lại cho hay khi ngừng tim và hồi phục, họ đều có cảm giác như vừa qua giấc ngủ trưa. Điều này cho thấy, trái tim của những người này đơn giản là cần nghỉ ngơi một thời gian. Nhân sự kiện trên, các nhà khoa học đã xác định thấy “khi cuộc sống dừng lại, não vẫn nhận thức được”. Những xác chết tạm có thể ghi nhớ một cách sinh động các biện pháp giải cứu. Riêng những người mắc bệnh PTSD (Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý) thì khi phục hồi sau cơ đau tim có phần khác với nhóm người khỏe mạnh, kể cả khi dùng máy khử rung.
Kết thúc nghiên cứu, Mark Beaulieu phát hiện thấy 2% số người sống sót sau cơn đau tim “nhận thức đầy đủ”. 46% mô tả được ít nhất một nhận thức. Những người này cho biết họ cảm thấy sợ hãi, “bạo lực/khủng bố” hoặc nhận thấy “ánh sáng rực rỡ.” Một số thì thấy cơ thể “nổi bồng bềnh” trên mây. Những ký ức của nhóm người ngưng tim hay “chết lâm sàng” khiến cho khoa học khó có thể đưa ra những kết luận chính xác về cái chết.
3. Cơ thể chuyển hóa thành... xà phòng
Sự mơ hồ về ngữ nghĩa khiến sự sống sau cái chết trở nên huyền ảo, nhưng sự phân hủy sau cái chết là có thật. Khi cơ thể không còn sự sống, nó chuyển ngay sang dạng phân hủy hữu cơ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận cơ thể bị phân hủy, đặc biệt nhờ quá trình phân hủy hóa học kỳ diệu, một số xác chết đã biến thành xà phòng. Theo tờ Atlas Obscura, chất béo của xác người đôi khi tương tác với vi khuẩn kỵ khí trong môi trường ẩm ướt và kiềm (chẳng hạn như khi nước tràn vào quan tài) tạo ra quá trình gọi là xà phòng hoá (saponification). Kết quả, hợp chất xà phòng hoặc chất sáp mỡ, gọi là adipocere được hình thành. Sự tích tụ adipocere bao phủ cơ thể và cho phép những phần còn lại của xác chết còn tương đối nguyên vẹn dưới hình thức “xác ướp xà phòng”.
Sau đó đến lượt vi khuẩn siêu nhỏ giống như các nhân vật Tyler Durdens trong phom Fight Club (Câu lạc bộ chiến đấu) tiến hành phân hủy xác chết, ăn các chất sáp mỡ này và để lại bộ xương trơ ra.
Quá trình gọi là xà phòng hóa có những ý nghĩa tích cực. Về lý thuyết, thay vì thối rữa, xác chết thể trở thành một sản phẩm sạch dạng sáp nến. Theo tạp chí khoa học Scientific American, cuối thế kỷ thứ 18 do cách chôn cất không hợp lý mà xác chết bốc mùi, không thể tự xà phòng hóa được, khiến cho Vua Louis XVI phải ra lệnh đóng cửa các nghĩa trang vào năm 1775, từ đây người ta phải thay bằng cách mai táng hợp lý hơn, vệ sinh hơn.
4. Xác chết có thể tạo ra môi chất lạnh giống như trong tủ lạnh
Ngoài xà phòng, nến, nhiều sản phẩm phụ của xác chết từng được tạp chí Scientific American của Mỹ cập nhật. Một khi cơ thể phân hủy hoàn toàn, nó sẽ tạo ra hàng loạt các phân tử hữu ích. Các tế bào đã chết, tế bào cạn kiệt oxy sẽ ngậm đầy khí carbon dioxide (CO2). Tính axít của CO2 làm phá hủy các túi tế bào, giải phóng enzym vào cơ thể. Các enzym này bắt đầu phân hủy xác, tạo ra chất lỏng giàu dưỡng chất. Theo nghiên cứu mang tên Điều gì con người để lại phía sau, xem đây là một quá trình có tên “vị tha bên trong”. Thay vì bám vào chất dinh dưỡng bảo vệ cuộc sống cuối cùng, động thái trót của tế bào là tiêu hóa chính bản thân và giải phóng chất dinh dưỡng để các loài khác sử dụng.
 Xác chết có thể phát ra môi chất lạnh giống như tủ lạnh
Nỗ lực cuối cùng của cơ thể kéo dài không quá lâu. Sau khoảng một tuần, vi khuẩn và nấm xâm nhập và ăn các chất dinh dưỡng. Các chất tiết ra từ cơ thể trong quá trình phân hủy tạo ra một loại cocktail của hơn 400 hóa chất, gồm cả chất freon lạnh, các hợp chất như benzene như được tìm thấy trong xăng, và cacbon tetrachlorua, từng được sử dụng cho chữa cháy và làm khô và dầu diesel sinh học. Giả sử con người bỏ qua yếu tố tâm linh, đạo đức, xử lý xác người cho mục đích thương mại thuần túy thì sẽ thu được rất nhiều hợp chất hữu ích, trong đó có cả môi chất giúp làm mát tủ lạnh hoặc xe hơi.
5. Cá biệt có trường hợp nhiệt độ xác chết tăng đột ngột
Theo trang tin Popular Science, khi cơ thể phân hủy, nó không chỉ tạo ra môi chất lạnh như của tủ lạnh, mà khi cơ thể không có oxy để làm nhiên liệu thì xác chết bắt đầu giảm nhiệt độ..., song thực tế lại có trường hợp tăng đột ngột. Hiện tượng này được gọi là chứng tăng thân nhiệt tử thi, chứa đựng nhiều bí ẩn khoa học hiện đại vẫn chưa lý giải được.
 Cá biệt có trường hợp nhiệt độ xác chết tăng đột ngột
Các bác sĩ thời xưa cho rằng nhiệt độ xác chết tăng đột ngột là thủ phạm làm thi thể cháy tự phát. Sự nghi ngờ này không phải là không lý, nhưng khoa học hiện đại chưa giải mã được. Những thi thể có thể “bắt lửa” độc lập với nhiệt độ phòng hoặc trang phục, thậm chí có xác chết còn “nóng lên” bởi các yếu tố ngoại lai như thuốc chữa bệnh, phồng não, chấn thương, và các “kích thích” mang tính khách quan khiến cho nhiệt độ xác chết tăng đột ngột.
Khoa học hiện đang tìm kiếm bí ẩn này, nhiều giả thiết cho rằng, tình trạng tăng nhiệt sau khi chết có thể là do “quá trình trao đổi chất” gây ra. Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm lập luận “sự trao đổi chất của vi khuẩn” và “sự hạ nhiệt không đáng kể sau khi chết” là thủ phạm làm cho nhiệt độ tăng lên. Cũng có giả thiết cho rằng yếu tố vi khuẩn trong ruột tiếp tục hoạt động và sự tiêu hóa tự sản sinh ra chất lỏng của cơ thể là thủ phạm làm cho xác chết nóng lên... Nhưng tất cả những giải thích này đến nay vẫn chưa được chấp nhận.
Theo Sức Khỏe Đời Sống

>> xem thêm

Bình luận(0)