Khi đó, họ đang lặn để thu thập mẫu vật như mọi lần thì bắt gặp một cảnh tượng tựa như một rừng cây không lá, mọc trên nền cát biển. Điều bất ngờ là "rừng cây" này đang lắc lư theo dòng nước biển. Nhìn từ xa, chúng như thể vô số ngọn cỏ đang đung đưa trong gió.
Cả nhóm rất tò mò nên đã bơi tới gần để ngắm nhìn. Nhưng vừa tới gần, họ đều bị sốc trước cảnh tưởng hãi hùng trước mắt. Mỗi một "cái cây" ở đây thực sự đều có... mắt, trên thân còn có hoa văn, thậm chí có cây còn có màu sắc rất bắt mắt.
Lúc này, nhóm thám hiểm mới hiểu rằng họ đã gặp phải một ổ rắn biển. Chúng không phải là cây hay rong biển.
Nhóm thám hiểm cho rằng họ đã đụng trúng một tổ rắn biển. (Ảnh: Kknews)
Cả nhóm hoảng sợ tột độ, mạnh ai người nấy bơi ra càng xa càng tốt. Một lúc lâu sau cả nhóm mới định thần lại và quay lại tàu. Họ kể lại cho người lái tàu biết về sự việc vừa gặp.
Ông lão lái tàu mới cười và nói thứ họ gặp không phải là rắn biển mà là một loại sinh vật biển có tên là cá chình vườn. Chúng có vẻ ngoài khá giống rắn nhưng lại rất hiền lành, nhút nhát.
Cá chình vườn có tên khoa học là Heterocongrinae, thuộc họ cá chình biển. Chúng sống ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Đông Thái Bình Dương và Caribe. Loại cá này có tập tính kỳ quặc là chôn thân dưới đáy cát và ngóc đầu lên để bắt động vật phù du.
Cá chình vườn có kích thước khá nhỏ, lớn nhất thì đạt 120cm nhưng phần lớn không quá 60cm, chúng có một đôi mắt rất lớn. Chúng cần đôi mắt to để có thể phát hiện ra sinh vật phù du và dễ dàng bắt lấy con mồi bơi ngang qua. Chúng thường sống thành từng đàn lớn, nhìn từ xa rất dễ nhầm với một quần thể thực vật nên người ta mới đặt tên cho chúng là cá chình vườn.
Thực chất "thứ" họ gặp là những con cá chình vườn nhút nhát mà thôi. (Ảnh: Kknews)
Cá chình vườn rất nhút nhát, chúng sợ hãi bất cứ thứ gì tới gần, kể cả ánh sáng quá mạnh. Thậm chí chúng có thể chết vì quá hoảng sợ và căng thẳng. Chúng ta có thể lặn xuống biển để ngắm nhìn chúng nhưng nhìn chung chỉ nên quan sát từ xa và không nên tới quá gần.
Cá chình vườn đào hố bằng đuôi của mình. Da của chúng có khả năng tiết ra dịch nhờn để làm cứng thành hố, giúp cát không bị đổ ập xuống người khi chúng chui vào. Chúng không bao giờ rời khỏi hố của mình. Ngay cả khi cần giao phối, chúng cũng chỉ đào hố gần nhau cho tiện mà thôi.