Theo Tạp chí khoa học hàn lâm của Mỹ, rắn độc ăn thịt chính mình là hành động của phản xạ hiểu lầm. Một số loài rắn thường vẫy đuôi thật nhanh để thu hút con mồi. Do hạn chế tầm nhìn, đôi lúc nó lầm tưởng đuôi mình là con mồi nên ăn luôn. Nọc độc trong cơ thể lại trở thành vũ khí khiến chúng tự giết chúng.Rắn đuôi chuông hay còn gọi là rắn rung chuông, rắn chuông, là một trong những loài rắn kịch độc trên thế giới. Chúng là loài rắn bản địa của châu Mỹ, sinh sống nhiều ở đây.Sa mạc Sonoran ở bang Arizona, Mỹ, là nhà của các loài rắn đuôi chuông trên thế giới. Khí hậu và môi trường sống nơi đây là điện kiện lý tưởng cho loài rắn sinh sôi nảy nở.Theo World Atlas, Ilha da Queimada Grande là hòn đảo rộng 45 ha, nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Sao Paulo 35 km. Với vẻ đẹp bình yên, nơi đây đáng ra là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất ở Brazil nếu không có hơn 400.000 con rắn cực độc. Hòn đảo này được mệnh danh là nơi nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.Theo CGTN, đảo Rắn ở Trung Quốc còn được gọi là Tiểu Long Sơn (Xà Đảo) ở vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Đây là nơi ẩn náu của gần 20.000 con rắn độc pit viper, chuyên săn những loài chim di cư nhỏ. Hòn đảo này đã được nhà văn Kim Dung đưa vào tác phẩm võ hiệp "Lộc Đỉnh Ký" của ông.Theo sách "Khám phá những vùng đất bí ẩn", công viên Pulau Tiga ở ngoài khơi bờ biển Sabah, Malaysia, được hình thành từ 3 hòn đảo. Trong đó, hòn đảo nhỏ nhất là Pulau Kalampunia Damit, hay còn được gọi là đảo Rắn. Đây là địa điểm giao phối của các loài rắn nọc biển địa phương.Theo BBC, chùa rắn ở Myanmar được thành lập năm 1979. Ngôi chùa được thành lập sau khi có sự xuất hiện thường xuyên của cặp trăn quấn quanh một bức tượng Phật. Các nhà sư đem con trăn thả về rừng nhiều lần, nhưng chúng tiếp tục quay trở lại. Điều này khiến họ tin rằng chúng là hóa thân của các nhà sư. Khi đến chùa rắn, du khách có thể thấy nhiều loài trăn, rắn cư trú xung quanh ngôi đền.Theo "Cổng thông tin điện tử Tiền Giang", trại rắn Đồng Tâm ở tỉnh Tiền Giang được thành lập tháng 10/1979, là nơi nghiên cứu, nuôi, bảo tồn các loại rắn quý làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân trong vùng. Năm 1989, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho trại rắn Đồng Tâm. Đây là trại rắn lớn nhất nước ta, hiện nuôi hàng chục nghìn con rắn với đủ các chủng loại như hổ mang chúa, hổ mèo, mai gầm… Có những con hổ mang chúa lớn tới hàng chục kg. Rắn tự ăn đuôi mình đến chết TS Ajit Varki thuộc Đại học California, Mỹ, cho biết loài rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ hiểu lầm. Chúng không hề muốn tự tử như nhiều người vẫn nghĩ.
Theo Tạp chí khoa học hàn lâm của Mỹ, rắn độc ăn thịt chính mình là hành động của phản xạ hiểu lầm. Một số loài rắn thường vẫy đuôi thật nhanh để thu hút con mồi. Do hạn chế tầm nhìn, đôi lúc nó lầm tưởng đuôi mình là con mồi nên ăn luôn. Nọc độc trong cơ thể lại trở thành vũ khí khiến chúng tự giết chúng.
Rắn đuôi chuông hay còn gọi là rắn rung chuông, rắn chuông, là một trong những loài rắn kịch độc trên thế giới. Chúng là loài rắn bản địa của châu Mỹ, sinh sống nhiều ở đây.
Sa mạc Sonoran ở bang Arizona, Mỹ, là nhà của các loài rắn đuôi chuông trên thế giới. Khí hậu và môi trường sống nơi đây là điện kiện lý tưởng cho loài rắn sinh sôi nảy nở.
Theo World Atlas, Ilha da Queimada Grande là hòn đảo rộng 45 ha, nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Sao Paulo 35 km. Với vẻ đẹp bình yên, nơi đây đáng ra là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất ở Brazil nếu không có hơn 400.000 con rắn cực độc. Hòn đảo này được mệnh danh là nơi nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.
Theo CGTN, đảo Rắn ở Trung Quốc còn được gọi là Tiểu Long Sơn (Xà Đảo) ở vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Đây là nơi ẩn náu của gần 20.000 con rắn độc pit viper, chuyên săn những loài chim di cư nhỏ. Hòn đảo này đã được nhà văn Kim Dung đưa vào tác phẩm võ hiệp "Lộc Đỉnh Ký" của ông.
Theo sách "Khám phá những vùng đất bí ẩn", công viên Pulau Tiga ở ngoài khơi bờ biển Sabah, Malaysia, được hình thành từ 3 hòn đảo. Trong đó, hòn đảo nhỏ nhất là Pulau Kalampunia Damit, hay còn được gọi là đảo Rắn. Đây là địa điểm giao phối của các loài rắn nọc biển địa phương.
Theo BBC, chùa rắn ở Myanmar được thành lập năm 1979. Ngôi chùa được thành lập sau khi có sự xuất hiện thường xuyên của cặp trăn quấn quanh một bức tượng Phật. Các nhà sư đem con trăn thả về rừng nhiều lần, nhưng chúng tiếp tục quay trở lại. Điều này khiến họ tin rằng chúng là hóa thân của các nhà sư. Khi đến chùa rắn, du khách có thể thấy nhiều loài trăn, rắn cư trú xung quanh ngôi đền.
Theo "Cổng thông tin điện tử Tiền Giang", trại rắn Đồng Tâm ở tỉnh Tiền Giang được thành lập tháng 10/1979, là nơi nghiên cứu, nuôi, bảo tồn các loại rắn quý làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân trong vùng. Năm 1989, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho trại rắn Đồng Tâm. Đây là trại rắn lớn nhất nước ta, hiện nuôi hàng chục nghìn con rắn với đủ các chủng loại như hổ mang chúa, hổ mèo, mai gầm… Có những con hổ mang chúa lớn tới hàng chục kg.
Rắn tự ăn đuôi mình đến chết TS Ajit Varki thuộc Đại học California, Mỹ, cho biết loài rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ hiểu lầm. Chúng không hề muốn tự tử như nhiều người vẫn nghĩ.