Đại tuyệt chủng Permi diễn ra cách đây 250 triệu năm, vào cuối kỉ Permi (thuộc đại cổ sinh Paleozoic). Cuộc đại tuyệt chủng này đã xóa sổ 95% loài động vật tồn tại dưới đại dương và hơn 70% số loài trên mặt đất.Mức độ tuyệt chủng này khủng khiếp đến mức cảnh tượng ở Trái Đất giống như trong một bộ phim kinh dị và chỉ một chút nữa là sự sống đã biết mất hoàn toàn.Các nhà nghiên cứu của Đại học bang Florida (FSU) của Mỹ đã phát hiện ra rằng, sự kiện đại tuyệt chủng này xảy ra trùng hợp với sự gia tăng đột ngột, rồi sau đó sụt giảm hàm lượng oxy của đại dương.Khí cacbonic thải ra trong đợt phun trào núi lửa đã làm cho bầu khí quyển Trái đất ấm lên, làm giảm lượng oxy trong các đại dương và khiến các đại dương trở nên tương đối khắc nghiệt trong hàng triệu năm.Việc mất oxy rất quan trọng vì các sinh vật sống hiện nay đã thích nghi với lượng oxy cao, nhưng nếu lượng oxy thấp thì cũng có nhiều sinh vật có thể thích nghi. Bất kỳ sự biến động nhanh chóng theo một trong hai hướng sẽ có tác động.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lượng dung nham đã được ném lên bên trên bề mặt hành tinh khi đó là khoảng 1,5 triệu km3. Đây là một con số khổng lồ đến mức khó tưởng tượng.Để đối sánh, những núi lửa ghê gớm nhất từng phun trào trong lịch sử loài người cũng khó có thể phun ra tới 1km3 dung nham. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu có tới 1,5 triệu ngọn núi lửa như vậy phun trào khắp nơi trên mặt đất?Hiện tượng phun trào đã kéo theo mưa axit trên quy mô toàn cầu và phá hủy tầng ozon, khiến các tia cực tím từ mặt trời có cơ hội tàn phá bề mặt Trái đất nhiều hơn.Ngay cả các loài cây vốn có sức chống chọi lớn cũng không thể tồn tại qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Permi, một trong những sự kiện mất mát lớn nhất của sự sống Trái đất tính tới nay.Các nhà khoa học đã tìm thấy sâu trong những mẫu đá hiếm hoi còn sót lại từ kỷ Permi các phân tử fullerene (một dạng tinh thể carbon). Bên trong các tinh thể này chứa dấu vết nguyên tử Heli3 và Argon36 – những đồng vị hiếm có nhiều trong các thiên thạch đến từ vũ trụ.Từ đây, giả thuyết tiểu hành tinh va chạm vào Trái đất được củng cố. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta nhận ra vụ va chạm chỉ là một phần trong thảm họa kép đối với các loài sinh vật ở kỷ Permi.Sau cuộc đại tuyệt chủng Permi, Trái Đất bước vào thời kỳ thống trị của khủng long, đồng thời còn có thêm sự tồn tại của các loài động vật có vú cỡ nhỏ, trong đó có tổ tiên loài người.Mời các bạn xem video: Rắn Khổng Lồ Này Có Thể Là Nguyên Nhân Khiến Khủng Long Tuyệt Chủng Đấy.
Đại tuyệt chủng Permi diễn ra cách đây 250 triệu năm, vào cuối kỉ Permi (thuộc đại cổ sinh Paleozoic). Cuộc đại tuyệt chủng này đã xóa sổ 95% loài động vật tồn tại dưới đại dương và hơn 70% số loài trên mặt đất.
Mức độ tuyệt chủng này khủng khiếp đến mức cảnh tượng ở Trái Đất giống như trong một bộ phim kinh dị và chỉ một chút nữa là sự sống đã biết mất hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu của Đại học bang Florida (FSU) của Mỹ đã phát hiện ra rằng, sự kiện đại tuyệt chủng này xảy ra trùng hợp với sự gia tăng đột ngột, rồi sau đó sụt giảm hàm lượng oxy của đại dương.
Khí cacbonic thải ra trong đợt phun trào núi lửa đã làm cho bầu khí quyển Trái đất ấm lên, làm giảm lượng oxy trong các đại dương và khiến các đại dương trở nên tương đối khắc nghiệt trong hàng triệu năm.
Việc mất oxy rất quan trọng vì các sinh vật sống hiện nay đã thích nghi với lượng oxy cao, nhưng nếu lượng oxy thấp thì cũng có nhiều sinh vật có thể thích nghi. Bất kỳ sự biến động nhanh chóng theo một trong hai hướng sẽ có tác động.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lượng dung nham đã được ném lên bên trên bề mặt hành tinh khi đó là khoảng 1,5 triệu km3. Đây là một con số khổng lồ đến mức khó tưởng tượng.
Để đối sánh, những núi lửa ghê gớm nhất từng phun trào trong lịch sử loài người cũng khó có thể phun ra tới 1km3 dung nham. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu có tới 1,5 triệu ngọn núi lửa như vậy phun trào khắp nơi trên mặt đất?
Hiện tượng phun trào đã kéo theo mưa axit trên quy mô toàn cầu và phá hủy tầng ozon, khiến các tia cực tím từ mặt trời có cơ hội tàn phá bề mặt Trái đất nhiều hơn.
Ngay cả các loài cây vốn có sức chống chọi lớn cũng không thể tồn tại qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Permi, một trong những sự kiện mất mát lớn nhất của sự sống Trái đất tính tới nay.
Các nhà khoa học đã tìm thấy sâu trong những mẫu đá hiếm hoi còn sót lại từ kỷ Permi các phân tử fullerene (một dạng tinh thể carbon). Bên trong các tinh thể này chứa dấu vết nguyên tử Heli3 và Argon36 – những đồng vị hiếm có nhiều trong các thiên thạch đến từ vũ trụ.
Từ đây, giả thuyết tiểu hành tinh va chạm vào Trái đất được củng cố. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta nhận ra vụ va chạm chỉ là một phần trong thảm họa kép đối với các loài sinh vật ở kỷ Permi.
Sau cuộc đại tuyệt chủng Permi, Trái Đất bước vào thời kỳ thống trị của khủng long, đồng thời còn có thêm sự tồn tại của các loài động vật có vú cỡ nhỏ, trong đó có tổ tiên loài người.