Có thể biết những bí mật thông qua việc quét sóng não

Google News

Các nhà khoa học đã tiến tới một bước xa hơn trong việc nhận diện sinh trắc học bằng cách quét sóng não.

Một nhóm các nhà khoa học đã nỗ lực đưa ra một giải pháp mới về nhận diện sinh trắc học, có thể xác minh danh tính một người bằng việc sử dụng dữ liệu điện tử một cách chính xác.
Vào tháng 4/2016, nhóm nghiên cứu đã làm thử nghiệm tại New York và kết quả chính xác đạt 100% trên mỗi đầu người có tích hợp điện cực. Ngoài ra, khi sử dụng những bộ cảm biến đơn giản ở tai, kết quả cũng đạt 80% độ chính xác.
Tuy nhiên, não người không phát ra một tín hiệu rõ ràng và nhất quán để có thể kiểm tra dễ dàng như dấu vân tay. Não phát ra tín hiệu lộn xộn, những bản giao hưởng sống động chứa thông tin về cá nhân, các trạng thái cảm xúc, khả năng học hỏi hay các đặc điểm tính cách.
Co the biet nhung bi mat thong qua viec quet song nao
 Tích hợp các thiết bị quét sóng não để thu được những bí mật của mỗi người.
Thiết bị đeo tai gọi là EEG có giá thành không quá đắt và cũng tiện dụng khi mang theo. Nó không chỉ xác định danh tính, mà cũng có thể kiểm soát được mức độ thư giãn hay căng thẳng, và những điều khác nữa.
Tuy nhiên, cũng có những mối lo ngại, như việc kẻ xấu có thể truy xuất dữ liệu từ nó và dùng thông tin cho mục đích xấu. “Nếu bạn mang theo ứng dụng này bên người, bạn không thể biết được nó đang thu thập dữ liệu gì từ bạn và bạn không biết các hãng phần mềm sẽ sử dụng thông tin như thế nào. Nhưng sẽ có rất nhiều thông tin được lấy ra”, nhà nghiên cứu an ninh mạng Abdul Serwadda tại Đại học Công nghệ Texas cho biết.
Co the biet nhung bi mat thong qua viec quet song nao-Hinh-2
 Các tín hiệu thu được sau khi quét điện não. Có thể suy ra được nhiều thông tin về con người dựa vào tín hiệu này.
Serwadda và sinh viên Richard Matovu của ông đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ, cho thấy những thông tin nhạy cảm có thể bị đánh cắp. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm trên xu hướng nghiện rượu. Họ đưa sản phẩm này cho một người nghiện rượu và một người không nghiện rượu để làm thử nghiệm.
Cả hai người đều không biết về nhau. Hệ thống sẽ hướng não về những điều liên quan đến xu hướng nghiện rượu. Sử dụng dữ liệu sóng não thu được, người không nghiện rượu đã bị lây nhiễm 25% xu hướng nghiện rượu. Vậy là người đó vừa bị mất 25% cho sự riêng tư của mình.
Những ứng dụng kiểm soát não sẽ rất nguy hiểm, chúng ta có thể suy ra được rất nhiều thông tin của người sử dụng. Thử nghiệm này không chỉ giới hạn trong việc sử dụng rượu, mà còn nguy hiểm hơn khi hãng công nghệ tấn công vào các khả năng học tập, tâm lý…
Tác giả của sản phẩm vẫn chưa có những giải pháp nào thật sự hiệu quả để bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Serwadda hy vọng ứng dụng này sẽ không đánh mất sự riêng tư của người dùng và nó sẽ có hiệu quả tối ưu.
Theo Khám phá

>> xem thêm

Bình luận(0)