Đến xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, hỏi lão nông Lê Đức Giáp sáng tạo ra giống cây ngũ quả ngày Tết thì ai cũng biết. Nổi tiếng với giống cây cảnh ngũ quả trưng dịp Tết, ông Giáp đã ghép thành công 5 loại quả cùng phát triển trên một thân cây bưởi Diễn. Không chỉ dừng lại đó, với sự miệt mài, mày mò học hỏi, ông Giáp đã ghép thành công 9 loại quả trên một thân cây.Ông cho biết, ý tưởng ghép cây ngũ quả ngày Tết bắt đầu từ năm 2007, tuy nhiên 2 năm đầu, cây do ông ghép không cho kết quả như mong đợi vì ra quả không đúng dịp Tết và thân cây yếu khi sử dụng cam để ghép. “Tôi mất khoảng 7 tháng để ghép quả lên cây, loại quả ưu tiên đầu tiên là bưởi (bưởi Diễn, bưởi Sần, bưởi đỏ, bưởi da xanh…) vào tháng 4. Sau đó, tháng 5 ghép các loại cam, chanh đào, đến tháng 8 bắt đầu ghép quả phật thủ, quất" - ông chia sẻ.Đến năm 2009, sản phẩm ghép cây ngũ quả của ông được nhiều người biết đến. Bà Thanh, vợ ông, kể: “Từ thời trẻ ông ấy đã làm nhiều nghề, không ngại ngần việc gì, từ bốc vác thuê, đến buôn bán các hàng tạp hóa, rồi sau này đi buôn cam. Từ việc đi buôn cam với những tìm hiểu ban đầu về loại quả này đã thôi thúc ông ấy trồng và mở rộng vườn cam của gia đình”.Về giá, ông Giáp cho hay: “Để phù hợp với túi tiền nhiều người, tôi làm những loại cây có giá từ 1,5 - 10 triệu đồng”. Thu nhập của gia đình ông từ việc bán cây bình quân từ 300 - 500 triệu đồng/năm. Vườn cây nhộn nhịp người đến xem và đặt mua.Hiện tại vườn của ông Giáp có hơn 60 gốc cây cảnh ngũ quả nhưng quá nửa trong đó đã có người đặt hàng từ cách đây nhiều tháng.Một số hình ảnh vườn cây của ông Giáp:
Trong lúc chờ ông Giáp vận chuyển cây cho khách hàng, bà Thanh nhiệt tình mở cổng vườn giới thiệu các loại cây.Bà Thanh cho hay, ngày nào cũng cùng chồng ra thăm vườn, đặc biệt ngày trời nắng phải tưới cây liên tục để giữ ẩm.Thời tiết Hà Nội mưa khiến gia đình lão nông vui mừng vì cây sẽ phát triển tốt, nhưng việc vận chuyển cây sẽ khó khăn.Một khách hàng đến xem và ghi tên lên chậu để giữ cây.Những gốc cây có 9 quả, giá từ 6-10 triệu đồng.Giá mỗi cây dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng.Đa dạng các loại quả trên một thân cây.Có nhiều màu sắc trên một thân cây.Một số quả như phật thủ được bọc kín chờ Tết đến, ngoài ra những dòng chữ tài, lộc cũng được in lên một số quả để cầu mong năm mới nhiều may mắn.Theo ông Giáp, phật thủ là loại quả được nhiều người ưa chuộng nên hầu như cây nào ông cũng ghép.Đã ngoài 65 tuổi, vợ chồng ông Giáp vẫn đích thân vận chuyển cây đi tiêu thụ.Có những cây quá lớn, ông Giáp phải nhờ hàng xóm giúp sức chuyển lên xe.Cuối năm, gia đình ông Giáp hầu như ăn uống, sinh hoạt tại căn nhà cạnh vườn cây.
Đến xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, hỏi lão nông Lê Đức Giáp sáng tạo ra giống cây ngũ quả ngày Tết thì ai cũng biết. Nổi tiếng với giống cây cảnh ngũ quả trưng dịp Tết, ông Giáp đã ghép thành công 5 loại quả cùng phát triển trên một thân cây bưởi Diễn. Không chỉ dừng lại đó, với sự miệt mài, mày mò học hỏi, ông Giáp đã ghép thành công 9 loại quả trên một thân cây.
Ông cho biết, ý tưởng ghép cây ngũ quả ngày Tết bắt đầu từ năm 2007, tuy nhiên 2 năm đầu, cây do ông ghép không cho kết quả như mong đợi vì ra quả không đúng dịp Tết và thân cây yếu khi sử dụng cam để ghép. “Tôi mất khoảng 7 tháng để ghép quả lên cây, loại quả ưu tiên đầu tiên là bưởi (bưởi Diễn, bưởi Sần, bưởi đỏ, bưởi da xanh…) vào tháng 4. Sau đó, tháng 5 ghép các loại cam, chanh đào, đến tháng 8 bắt đầu ghép quả phật thủ, quất" - ông chia sẻ.
Đến năm 2009, sản phẩm ghép cây ngũ quả của ông được nhiều người biết đến. Bà Thanh, vợ ông, kể: “Từ thời trẻ ông ấy đã làm nhiều nghề, không ngại ngần việc gì, từ bốc vác thuê, đến buôn bán các hàng tạp hóa, rồi sau này đi buôn cam. Từ việc đi buôn cam với những tìm hiểu ban đầu về loại quả này đã thôi thúc ông ấy trồng và mở rộng vườn cam của gia đình”.
Về giá, ông Giáp cho hay: “Để phù hợp với túi tiền nhiều người, tôi làm những loại cây có giá từ 1,5 - 10 triệu đồng”. Thu nhập của gia đình ông từ việc bán cây bình quân từ 300 - 500 triệu đồng/năm. Vườn cây nhộn nhịp người đến xem và đặt mua.
Hiện tại vườn của ông Giáp có hơn 60 gốc cây cảnh ngũ quả nhưng quá nửa trong đó đã có người đặt hàng từ cách đây nhiều tháng.
Một số hình ảnh vườn cây của ông Giáp:
Trong lúc chờ ông Giáp vận chuyển cây cho khách hàng, bà Thanh nhiệt tình mở cổng vườn giới thiệu các loại cây.
Bà Thanh cho hay, ngày nào cũng cùng chồng ra thăm vườn, đặc biệt ngày trời nắng phải tưới cây liên tục để giữ ẩm.
Thời tiết Hà Nội mưa khiến gia đình lão nông vui mừng vì cây sẽ phát triển tốt, nhưng việc vận chuyển cây sẽ khó khăn.
Một khách hàng đến xem và ghi tên lên chậu để giữ cây.
Những gốc cây có 9 quả, giá từ 6-10 triệu đồng.
Giá mỗi cây dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng.
Đa dạng các loại quả trên một thân cây.
Có nhiều màu sắc trên một thân cây.
Một số quả như phật thủ được bọc kín chờ Tết đến, ngoài ra những dòng chữ tài, lộc cũng được in lên một số quả để cầu mong năm mới nhiều may mắn.
Theo ông Giáp, phật thủ là loại quả được nhiều người ưa chuộng nên hầu như cây nào ông cũng ghép.
Đã ngoài 65 tuổi, vợ chồng ông Giáp vẫn đích thân vận chuyển cây đi tiêu thụ.
Có những cây quá lớn, ông Giáp phải nhờ hàng xóm giúp sức chuyển lên xe.
Cuối năm, gia đình ông Giáp hầu như ăn uống, sinh hoạt tại căn nhà cạnh vườn cây.