Bí ẩn vũ trụ: Tiết lộ ngọn lửa khổng lồ từ một ngôi sao nhỏ

Google News

(Kiến Thức) - Một ngôi sao có khối lượng khoảng 8% Mặt trời đã bị bắt gặp phát ra một ngọn lửa tia X khổng lồ, mà giới khoa học không tin rằng nó có thể xảy ra với những ngôi sao nhỏ như vậy.

Đối tượng này được biết đến bởi số danh mục J0331-27, là một loại ngôi sao được gọi là sao lùn L. Đây là một ngôi sao có khối lượng rất nhỏ đến nỗi nó chỉ ở ngay trên ranh giới thực sự của một ngôi sao tiêu chuẩn. Vì vậy nó khó mà có năng lượng riêng của nó.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ngọn lửa tia X khổng lồ trong dữ liệu được ghi lại bởi Camera Photon Hồng Ngoại châu Âu (EPIC) trên đài quan sát tia X X-Newton của ESA. Chỉ trong vài phút, ngôi sao nhỏ bé đã giải phóng năng lượng nhiều hơn gấp mười lần so với những ngọn lửa dữ dội nhất mà Mặt trời phát ra.

Bi an vu tru: Tiet lo ngon lua khong lo tu mot ngoi sao nho

Nguồn ảnh: Scientific American 

Ngọn lửa tia X siêu khủng này được giải phóng khi từ trường trong bầu khí quyển của ngôi sao trở nên không ổn định. Trong quá trình này, nó giải phóng một tỷ lệ lớn năng lượng đã được lưu trữ trong đó.

"Đây là phần khoa học thú vị nhất của khám phá, bởi vì chúng tôi không mong đợi các ngôi sao lùn L lưu trữ đủ năng lượng trong từ trường của chúng để tạo ra những vụ nổ như vậy", Beate Stelzer, Acadut für Astronomie und Astrophysik Tübingen, Đức nói.

Năng lượng chỉ có thể được đặt trong từ trường của một ngôi sao bằng các hạt tích điện, còn được gọi là vật liệu ion hóa và được tạo ra trong môi trường nhiệt độ cao.

Tuy nhiên là sao lùn L, J0331-27 có nhiệt độ bề mặt thấp chỉ 1.826 độ C so với khoảng 5.726 độ C trên Mặt trời. Các nhà thiên văn học không nghĩ rằng nhiệt độ thấp như vậy sẽ có khả năng tạo ra các hạt tích điện đủ để cung cấp nhiều năng lượng cho từ trường. Vì vậy, câu hỏi hóc búa là: làm thế nào một siêu tia X thậm chí có thể xảy ra trên một ngôi sao nhỏ như vậy.

"Đó là một câu hỏi lớn," Beate nói. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Sci-news)

>> xem thêm

Bình luận(0)