Chim lợn hay chim cú lợn là loài chim rất thông minh nhưng bị coi là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.Vì niềm tin loài chim này mang lại những điềm xấu, nên chim lợn bị ghét bỏ, bị xua đuổi, thậm chí bị giết. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không tin vào điều đó. Chim lợn thực sự là một loài động vật có ích.Chim lợn sống thành đôi hoặc đơn độc; chúng không di trú mà sống định cư tại những khoảng không gian nhất định gần nơi con người sinh sống (như khu dân cư), trên các cây cao rậm rạp hay trên các trần nhà, vùng đồng cỏ,… Loài chim này có tập tính săn mồi và hoạt động chủ yếu về đêmChim lợn phân bố khá rộng, có thể thích nghi được ở nhiều môi trường khác nhau, từ sa mạc, rừng núi đến những nơi có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Chúng có mặt ở mọi nơi nhưng trừ khu vực Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á. Tại Việt Nam, chim lợn được tìm thấy khá nhiều trên cả nước.Chim lợn có kích cỡ trung bình với đầu to, chân khỏe và móng vuốt sắc nhọn. Đôi cánh dài, màu nhạt. Đuôi ngắn, vuông vức. Điểm nhận dạng đặc biệt nhất của chim lợn là đĩa mặt hình trái tim được tạo nên bởi lông vũ, có chức năng định vị và khuếch đại âm thanh khi săn mồi.Chim lợn hiện có rất nhiều các chi, loài trên thế giới. Tại Việt Nam, chim lợn gồm 3 loài, đó là: chim lợn lưng xám (hay cú lợn trắng), chim lợn rừng phương Đông (hay cú lợn rừng), chim lợn lưng nâu (hay cú lợn vằn).Chim lợn thông minh, lại rất đáng yêu; tính cách điềm tĩnh; di chuyển chậm chạp nhưng lại “phóng” rất nhanh khi đuổi bắt con mồi. Tại Việt Nam, chim lợn tuy không được nhiều người yêu thích, thậm chí còn bị đuổi đánh, giết chết; nhưng họ không biết rằng đây là loài chim có ích trong cuộc sống, nhất là trong nông nghiệp.Nguồn thức ăn chủ yếu của chim lợn thường được tìm thấy ở gần nơi sinh sống của con người. Thức ăn chính của chim lợn là chuột và một số loài côn trùng. Trường hợp không săn được chuột, chim lợn chuyển qua ăn thằn lằn và một số loài chim nhỏ khác.Nhiều loài động vật có khả năng dự báo được thiên tai hoặc biết trước cái chết, chẳng hạn khi tổ kiến được đôn cao sẽ có mưa lớn, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, hay chuyện báo chí đưa tin về một con mèo ở Mỹ có thể dự báo chính xác cái chết bằng cách đến bên bệnh nhân đang trong giai đoạn hấp hối cho đến khi người này chết...Việc chim lợn kêu rồi có người chết có thể là đặc tính của loài này. Bởi thông thường, con người sẽ phát ra một thứ sóng điện từ. Với người sắp chết sẽ có một thứ sóng (mùi vị) rất đặc trưng mà chỉ một số người hoặc một số loài vật mới nhận ra, trong đó có chim lợn.Trên thực tế, tiếng kêu của chim lợn chỉ đơn thuần là một hoạt động sinh học tất yếu về đêm. Loài chim này dùng tiếng kêu thất thanh và kéo dài liên tục để dọa con mồi, khiến con mồi hoảng sợ phải di chuyển đi nhiều nơi để trốn chạy, hành động này giúp chim lợn dễ dàng phát hiện ra đối tượng cần săn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng tiếng kêu của chim lợn là một hồi chuông báo báo hiệu một sự sống nữa đang sắp sửa bị chấm dứt.
Chim lợn hay chim cú lợn là loài chim rất thông minh nhưng bị coi là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.
Vì niềm tin loài chim này mang lại những điềm xấu, nên chim lợn bị ghét bỏ, bị xua đuổi, thậm chí bị giết. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không tin vào điều đó. Chim lợn thực sự là một loài động vật có ích.
Chim lợn sống thành đôi hoặc đơn độc; chúng không di trú mà sống định cư tại những khoảng không gian nhất định gần nơi con người sinh sống (như khu dân cư), trên các cây cao rậm rạp hay trên các trần nhà, vùng đồng cỏ,… Loài chim này có tập tính săn mồi và hoạt động chủ yếu về đêm
Chim lợn phân bố khá rộng, có thể thích nghi được ở nhiều môi trường khác nhau, từ sa mạc, rừng núi đến những nơi có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Chúng có mặt ở mọi nơi nhưng trừ khu vực Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á. Tại Việt Nam, chim lợn được tìm thấy khá nhiều trên cả nước.
Chim lợn có kích cỡ trung bình với đầu to, chân khỏe và móng vuốt sắc nhọn. Đôi cánh dài, màu nhạt. Đuôi ngắn, vuông vức. Điểm nhận dạng đặc biệt nhất của chim lợn là đĩa mặt hình trái tim được tạo nên bởi lông vũ, có chức năng định vị và khuếch đại âm thanh khi săn mồi.
Chim lợn hiện có rất nhiều các chi, loài trên thế giới. Tại Việt Nam, chim lợn gồm 3 loài, đó là: chim lợn lưng xám (hay cú lợn trắng), chim lợn rừng phương Đông (hay cú lợn rừng), chim lợn lưng nâu (hay cú lợn vằn).
Chim lợn thông minh, lại rất đáng yêu; tính cách điềm tĩnh; di chuyển chậm chạp nhưng lại “phóng” rất nhanh khi đuổi bắt con mồi. Tại Việt Nam, chim lợn tuy không được nhiều người yêu thích, thậm chí còn bị đuổi đánh, giết chết; nhưng họ không biết rằng đây là loài chim có ích trong cuộc sống, nhất là trong nông nghiệp.
Nguồn thức ăn chủ yếu của chim lợn thường được tìm thấy ở gần nơi sinh sống của con người. Thức ăn chính của chim lợn là chuột và một số loài côn trùng. Trường hợp không săn được chuột, chim lợn chuyển qua ăn thằn lằn và một số loài chim nhỏ khác.
Nhiều loài động vật có khả năng dự báo được thiên tai hoặc biết trước cái chết, chẳng hạn khi tổ kiến được đôn cao sẽ có mưa lớn, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, hay chuyện báo chí đưa tin về một con mèo ở Mỹ có thể dự báo chính xác cái chết bằng cách đến bên bệnh nhân đang trong giai đoạn hấp hối cho đến khi người này chết...
Việc chim lợn kêu rồi có người chết có thể là đặc tính của loài này. Bởi thông thường, con người sẽ phát ra một thứ sóng điện từ. Với người sắp chết sẽ có một thứ sóng (mùi vị) rất đặc trưng mà chỉ một số người hoặc một số loài vật mới nhận ra, trong đó có chim lợn.
Trên thực tế, tiếng kêu của chim lợn chỉ đơn thuần là một hoạt động sinh học tất yếu về đêm. Loài chim này dùng tiếng kêu thất thanh và kéo dài liên tục để dọa con mồi, khiến con mồi hoảng sợ phải di chuyển đi nhiều nơi để trốn chạy, hành động này giúp chim lợn dễ dàng phát hiện ra đối tượng cần săn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng tiếng kêu của chim lợn là một hồi chuông báo báo hiệu một sự sống nữa đang sắp sửa bị chấm dứt.