Không chỉ mang màu sắc vàng sáng chói mà đây còn là loài rùa đặc biệt hiếm hoi của Ấn Độ là rùa mai vàng. Màu sắc hiếm thấy của nó là do thiếu hụt tyrosine - tiền chất của melanin, sắc tố quyết định màu da, mắt và tóc ở người và sinh vật."Chúng thiếu hụt sắc tố melanin nhưng những sắc tố khác vẫn tồn tại, đó là lý do một số cá thể đột biến có màu vàng, thậm chí là đỏ, thay vì màu trắng như trường hợp bạch tạng và bạch thể", nhà sinh vật học Sneha Dharwadkar giải thích.Chú rùa có mai màu vàng tương tự như bệnh piealbinism, là một chứng rối loạn di truyền gây ra sự thiếu hụt tất cả các sắc tố trên cơ thể. Nhưng trong trường hợp của con rùa, sắc tố pteridine màu vàng trở thành màu chủ đạo cùng với sắc tố mắt.Trước đó, hồi giữa tháng 7, người dân bang Odisha cũng phát hiện trường hợp tương tự trên một cánh đồng ở làng Sujanpur, quận Balasore.Kamal Devkota, một chuyên gia về bò sát cho biết sinh vật này có ý nghĩa về tâm linh sâu sắc, chúng được coi như hoá thân của vị thần Vishnu.Ở Việt Nam, người dân ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa mua được một con ba ba “đột biến”, với màu sắc rất kỳ lạ, hiếm gặp.Con vật này có chiều dài khoảng 10cm, rộng 6cm và nặng khoảng 100g. Toàn thân màu vàng óng và bên dưới phần đầu có nhiều chấm trắng (hình da báo).“Theo các cụ cao niên, ai sở hữu được con vật hiếm gặp này, sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, vậy nên, hiện tôi chưa nghĩ đến việc bán con Ba ba này ” – chủ nhân của con ba ba chia sẻ.Sự sai lệch màu sắc của động vật thường ít xảy ra, nhưng khi xảy ra nó thường có màu sắc nổi bật.Hiện tượng này được gọi là hội chứng suy giảm sắc tố leucism. Các nhà nghiên cứu cho biết, khi bị bệnh này, loài vật sẽ có những màu sắc chói lọi nhất.Mặc dù nó có vẻ hấp dẫn đối với nhiều người khi được chiêm ngưỡng cá mập bạch tạng và các loài động vật bạch tạng khác, nhưng việc thiếu sắc tố lại là một trở ngại đối với loài vật.Chúng sẽ khó ngụy trang hơn, gây chú ý với nhiều kẻ săn mồi hơn. Đó là lý do tại sao chúng thường được giải cứu và chuyển sang môi trường nuôi nhốt.
Không chỉ mang màu sắc vàng sáng chói mà đây còn là loài rùa đặc biệt hiếm hoi của Ấn Độ là rùa mai vàng. Màu sắc hiếm thấy của nó là do thiếu hụt tyrosine - tiền chất của melanin, sắc tố quyết định màu da, mắt và tóc ở người và sinh vật.
"Chúng thiếu hụt sắc tố melanin nhưng những sắc tố khác vẫn tồn tại, đó là lý do một số cá thể đột biến có màu vàng, thậm chí là đỏ, thay vì màu trắng như trường hợp bạch tạng và bạch thể", nhà sinh vật học Sneha Dharwadkar giải thích.
Chú rùa có mai màu vàng tương tự như bệnh piealbinism, là một chứng rối loạn di truyền gây ra sự thiếu hụt tất cả các sắc tố trên cơ thể. Nhưng trong trường hợp của con rùa, sắc tố pteridine màu vàng trở thành màu chủ đạo cùng với sắc tố mắt.
Trước đó, hồi giữa tháng 7, người dân bang Odisha cũng phát hiện trường hợp tương tự trên một cánh đồng ở làng Sujanpur, quận Balasore.
Kamal Devkota, một chuyên gia về bò sát cho biết sinh vật này có ý nghĩa về tâm linh sâu sắc, chúng được coi như hoá thân của vị thần Vishnu.
Ở Việt Nam, người dân ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa mua được một con ba ba “đột biến”, với màu sắc rất kỳ lạ, hiếm gặp.
Con vật này có chiều dài khoảng 10cm, rộng 6cm và nặng khoảng 100g. Toàn thân màu vàng óng và bên dưới phần đầu có nhiều chấm trắng (hình da báo).
“Theo các cụ cao niên, ai sở hữu được con vật hiếm gặp này, sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, vậy nên, hiện tôi chưa nghĩ đến việc bán con Ba ba này ” – chủ nhân của con ba ba chia sẻ.
Sự sai lệch màu sắc của động vật thường ít xảy ra, nhưng khi xảy ra nó thường có màu sắc nổi bật.
Hiện tượng này được gọi là hội chứng suy giảm sắc tố leucism. Các nhà nghiên cứu cho biết, khi bị bệnh này, loài vật sẽ có những màu sắc chói lọi nhất.
Mặc dù nó có vẻ hấp dẫn đối với nhiều người khi được chiêm ngưỡng cá mập bạch tạng và các loài động vật bạch tạng khác, nhưng việc thiếu sắc tố lại là một trở ngại đối với loài vật.
Chúng sẽ khó ngụy trang hơn, gây chú ý với nhiều kẻ săn mồi hơn. Đó là lý do tại sao chúng thường được giải cứu và chuyển sang môi trường nuôi nhốt.