Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Mỹ, New Zealand, Úc và Đức đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một dạng cấu trúc hình sao nằm gần trung tâm của Dải Ngân hà chịu trách nhiệm phát xạ tia gamma lớn, chứ không phải do vật chất tối gây ra.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature Astronomy, nhóm nghiên cứu mô tả nghiên cứu của họ về những ngôi sao này và điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với lý thuyết vật chất tối trong thiên hà Milky Way.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Trong vài năm gần đây, có một sự đồng thuận của các nhà thiên văn học đã giải thích sự phóng xạ tia gamma lớn từ trung tâm của Dải Ngân hà - có thể là do các hạt vật chất tối (WIMP) va đập vào nhau tạo ra.
Nhưng trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu đã báo cáo bằng chứng có một nguồn khác gây ra loại tia này mà vật chất tối không phải là tác nhân chính.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Fermi Gamma-Ray cho thấy rằng các tia gamma thực sự phản ánh sự phân bố của các ngôi sao ở gần trung tâm của thiên hà - chúng được hình thành dưới dạng nguồn phát tia X, chứ không phải gây ra bởi sự tương tác của vật chất tối.
Xem thêm video:Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và thiên hà của chúng ta - Nguồn video: Lemon Phích.