Australia và Facebook tiếp tục bùng nổ căng thẳng

Google News

Facebook cảnh báo sẽ chặn người dân Australia chia sẻ tin tức địa phương và quốc tế trên Facebook và Instagram nếu Australia thông qua bộ quy tắc buộc các nền tảng kỹ thuật số trả tiền cho việc sử dụng nội dung tin tức.

Australia va Facebook tiep tuc bung no cang thang

Facebook và Google phản đối việc Australia buộc các nền tảng kỹ thuật số trả tiền cho việc sử dụng nội dung tin tức.Ảnh: CBS News

Australia đòi “trả tiền mua tin tức”

Australia hôm 31-7 công bố dự thảo luật buộc Google và Facebook trả tiền nếu muốn dùng nội dung tin tức của các Cty truyền thông sở tại. Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg công bố “bộ quy tắc ứng xử bắt buộc” để điều chỉnh mối quan hệ giữa ngành truyền thông đang gặp khó khăn và các Cty công nghệ sau 18 tháng đàm phán không mang lại kết quả. Ngoài thanh toán cho nội dung tin tức, bộ quy tắc còn bao gồm các vấn đề như quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, tính minh bạch của thuật toán, xếp hạng nội dung trong kết quả tìm kiếm và nguồn cấp tin của các nền tảng.

Bộ trưởng Frydenberg cho biết, luật thực thi bộ quy tắc này sẽ được đưa ra trước Quốc hội vào tháng 8 và bao gồm các hình phạt có thể khiến các Cty công nghệ phải trả hàng trăm triệu USD. “Dự luật này sẽ thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan quản lý và chính phủ trên thế giới. Nó ra đời nhằm đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp truyền thông của Australia, tăng cường cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ nền báo chí bền vững”, ông Frydenberg nói trong một cuộc họp báo, và gọi dự luật này là “tiên phong trên thế giới”. Dù bộ quy tắc này sẽ áp dụng cho bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào sử dụng nội dung tin tức của Australia, ông Frydenberg cho biết, Facebook và Google, 2 trong số những Cty giàu có và quyền lực nhất thế giới, sẽ là đối tượng được hướng đến trước tiên.

Ai thâu tóm doanh thu quảng cáo số?

Dư luận thế giới đang dành quan tâm đặc biệt tới những đề xuất của Australia trong bối cảnh hầu hết các nhà chức trách đều đang xây dựng những biện pháp quản lý với lĩnh vực công nghệ đang thay đổi nhanh chóng mỗi ngày.

Các hãng truyền thông toàn cầu đang được cho là chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia nền kinh tế số, một lĩnh vực mà các Cty công nghệ lớn hầu như nắm trọn doanh thu từ hoạt động quảng cáo. Các hãng thông tấn trên thế giới từ lâu đã “gai mắt” với việc Google và Facebook chiếm đoạt thị trường quảng cáo số. Hai  Cty này chiếm hơn một nửa chi tiêu quảng cáo số thường niên tại Mỹ và hơn 70% tại Australia. Ước tính của chính phủ Australia chỉ ra trong thời đại công nghệ, doanh thu quảng cáo của các hãng truyền thông sụt giảm mạnh, cứ 100 AUD chi cho quảng cáo trực tuyến thì có khoảng gần 30% rơi vào tay Google và Facebook. Điều đó khiến các hãng thông tấn phải chia nhau miếng bánh nhỏ bé còn lại ngay cả khi tin tức của họ tiếp cận lượng độc giả ngày một lớn.

Cuộc khủng hoảng này càng thêm trầm trọng do tác động của đại dịch Covid-19, khi hàng trăm tờ báo của Australia đã phải đóng cửa và hàng trăm nhà báo rơi vào cảnh thất nghiệp trong những tháng gần đây. Vài năm gần đây, các nước Châu Âu đã cố gắng buộc những nền tảng trực tuyến trả nhiều tiền hơn cho nhà xuất bản nhưng thất bại. Khi Tây Ban Nha thông qua luật năm 2014 buộc Google trả tiền khi sử dụng tiêu đề và tóm tắt nội dung bài báo trong Google News, Google đã thẳng tay loại các hãng tin Tây Ban Nha, giáng đòn chí mạng vào ngành báo chí trong nước. Pháp và Đức cũng từng thử sức nhưng đều thua cuộc.

Facebook và Google đáp trả

Facebook và Google phản đối mạnh mẽ bất kỳ động thái nào buộc họ phải chia sẻ doanh thu quảng cáo.

Hôm 17-8, Google khẳng định việc Australia buộc các hãng công nghệ phải trả tiền cho các hãng truyền thông gây nguy cơ lộ dữ liệu cá nhân của người dùng. Google gắn kèm trong thông báo một đường link dẫn tới một lá thư mở, trong đó giải thích, hãng sẽ buộc phải nộp các dữ liệu tìm kiếm của người dùng cho các hãng truyền thông và cung cấp những thông tin có thể giúp những hãng truyền thông này tự đẩy mức xếp thứ tự của mình lên trước những trang mạng khác trong kết quả tìm kiếm trên Google. Hãng công nghệ Mỹ khẳng định luật trên không chỉ tác động tới người dùng Australia mà còn tác động tới cả hình thức hợp tác giữa Goolge và các hãng truyền thông.

Trong một thông báo đăng trên blog ngày 1-9, Giám đốc điều hành Facebook Australia và New Zealand Will Easton tuyên bố: “Nếu dự thảo bộ quy tắc này trở thành luật, chúng tôi sẽ buộc phải ngừng cho phép các doanh nghiệp truyền thông và người dân ở Australia chia sẻ tin tức địa phương và quốc tế trên Facebook và Instagram”. Ông Easton bác bỏ tuyên bố của Cơ quan quản lý cạnh tranh Australia rằng các gã khổng lồ kỹ thuật số kiếm tiền từ nội dung tin tức, và cho rằng “điều ngược lại mới đúng” trong trường hợp của Facebook. Ông Easton cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2020, Facebook đã gửi trở lại “miễn phí” hai tỷ lượt nhấp chuột từ tính năng News Feed tới các trang tin tức của Australia, một lưu lượng truy cập trị giá khoảng 200 triệu AUD (150 triệu USD) cho các Cty truyền thông Australia.

Theo An Bình/cadn.com

>> xem thêm

Bình luận(0)