Gần đây dân mạng đang xôn xao trước vụ việc Facebook ''xóa nhầm'' bài đăng vì lý do khiêu dâm. Cụ thể, sau phát ngôn gây tranh cãi của Thủ tướng Australia Scott Morrison, một người dùng đã đăng lên Facebook cá nhân bài viết chỉ trích ông Morrison, kèm bức ảnh chụp 9 thổ dân bản địa (Aboriginal) bị xích cổ, trên người chỉ có mảnh vải che hạ bộ chụp vào năm 1896.Sau một thời gian đăng tải, bài viết đã bị Facebook xóa với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chứa ảnh khiêu dâm, tài khoản người dùng cũng bị hạn chế. Câu chuyện về tấm ảnh bị "xóa nhầm" đã được chia sẻ trên The Guardian, tuy nhiên chính bài viết ấy cũng bị cấm dẫn lại trên Facebook vì lý do "ảnh khỏa thân".Trên thực tế, không ít lần những bức ảnh được đăng tải bị Facebook "nhận diện nhầm'' là có nội dung nhạy cảm và không qua cửa kiểm duyệt. Facebook từng tấm hình có tượng Thủy Tề (thần Neptune trong trong thần thoại La Mã) được đăng trên trang cá nhân của nhà văn người Ý Elisa Barbari.Theo email mà nền tảng mạng xã hội này gửi cho nhà văn người Ý, bức ảnh bà đăng tải bị chặn vì ''Việc sử dụng hình ảnh, video khỏa thân là không được phép, ngay cả khi vì lý do nghệ thuật, giáo dục''.Không hài lòng với quyết định về việc Facebook gỡ bỏ tấm ảnh chụp tượng thần biển Neptune, nhà văn Elisa Barbari đã tiếp tục phản hồi đến bộ phận kiểm duyệt của nền tảng này. Đồng thời đăng tấm hình tượng thần Neptune và chèn dòng chữ bằng tiếng Ý có nội dung "Phải, Thần biển, không kiểm duyệt".Trước đó, bức ảnh ''Em bé Napalm'' của phóng viên ảnh từng giành giải Pulitzer - Nick Út cũng bị Facebook chặn vì có hình ảnh khỏa thân. Tờ Aftenposten đã nhanh nhạy đưa tin về vụ việc và tiếp tục sử dụng bức ảnh ''Em bé Napalm'' trong bài viết, ngay lập tức cũng bị Facebook ''tuýt còi''.Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1972 ghi lại khoảnh khắc em bé Kim Phúc òa khóc hoảng loạn do bị bỏng bom napalm và bỏ chạy trong tình trạng trên người không còn mảnh vải che thân, cho thấy sự tàn khốc của cuộc chiến tranh tại Việt Nam vào thời điểm đó.Một vài trường hợp hài hước khác những bức ảnh tưởng chừng như bình thường cũng ''đánh lừa'' Facebook vì bị nhầm tưởng là nội dung nhạy cảm. Fanpage sử dụng hình ảnh bụng của người đàn ông để quảng bá cho chiến dịch kinh doanh mới, thế nhưng đã bị Facebook xóa bỏ đồng thời khóa luôn tài khoản.Tương tự là bức ảnh từng gây sốt mạng xã hội khi khuỷu tay của cô gái trong bức hình được bố trí quá... khéo, khiến Facebook lầm tưởng đây là tấm hình khỏa thân. Tất nhiên, không lâu sau khi đăng tải tấm hình này đã bị gỡ vì rất nhiều điều khoản vi phạm.Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng bức ảnh mèo kỳ lạ này đã từng khiến tài khoản của nhiều Facebooker bị vô hiệu hóa mà không nhận được lời giải thích nào từ trang mạng xã hội của Mark Zukerberg. Ít lâu sau đó, Facebook đã cấp quyền sử dụng tài khoản cho Krishnan và gửi lời xin lỗi.Facebook cũng từng gây nên làn sóng phẫn nộ ghi gỡ những tấm hình về người khuyết tật nhận được tình thương từ người thân, cụ thể là cậu bé James sinh ra đã mắc chứng bệnh hiếm gặp. Hàng loạt lời phản đối đã được gửi lên Facebook mong đòi lại sự công bằng cho James cũng như những người khuyết tật.Theo dữ liệu tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, đã có 39,5 triệu nội dung bị xóa trong quý I năm nay vì chứa nội dung nhạy cảm, trong đó 99,2% nội dung bị xóa tự động. Trong những nội dung bị xóa, có 2,5 triệu báo cáo rằng đó là do xóa nhầm, và Facebook đã khôi phục 613.000 nội dung.
Trường Sa, Hoàng Sa bị Facebook xóa khỏi bản đồ Việt Nam | VTC14
Gần đây dân mạng đang xôn xao trước vụ việc Facebook ''xóa nhầm'' bài đăng vì lý do khiêu dâm. Cụ thể, sau phát ngôn gây tranh cãi của Thủ tướng Australia Scott Morrison, một người dùng đã đăng lên Facebook cá nhân bài viết chỉ trích ông Morrison, kèm bức ảnh chụp 9 thổ dân bản địa (Aboriginal) bị xích cổ, trên người chỉ có mảnh vải che hạ bộ chụp vào năm 1896.
Sau một thời gian đăng tải, bài viết đã bị Facebook xóa với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chứa ảnh khiêu dâm, tài khoản người dùng cũng bị hạn chế. Câu chuyện về tấm ảnh bị "xóa nhầm" đã được chia sẻ trên The Guardian, tuy nhiên chính bài viết ấy cũng bị cấm dẫn lại trên Facebook vì lý do "ảnh khỏa thân".
Trên thực tế, không ít lần những bức ảnh được đăng tải bị Facebook "nhận diện nhầm'' là có nội dung nhạy cảm và không qua cửa kiểm duyệt. Facebook từng tấm hình có tượng Thủy Tề (thần Neptune trong trong thần thoại La Mã) được đăng trên trang cá nhân của nhà văn người Ý Elisa Barbari.
Theo email mà nền tảng mạng xã hội này gửi cho nhà văn người Ý, bức ảnh bà đăng tải bị chặn vì ''Việc sử dụng hình ảnh, video khỏa thân là không được phép, ngay cả khi vì lý do nghệ thuật, giáo dục''.
Không hài lòng với quyết định về việc Facebook gỡ bỏ tấm ảnh chụp tượng thần biển Neptune, nhà văn Elisa Barbari đã tiếp tục phản hồi đến bộ phận kiểm duyệt của nền tảng này. Đồng thời đăng tấm hình tượng thần Neptune và chèn dòng chữ bằng tiếng Ý có nội dung "Phải, Thần biển, không kiểm duyệt".
Trước đó, bức ảnh ''Em bé Napalm'' của phóng viên ảnh từng giành giải Pulitzer - Nick Út cũng bị Facebook chặn vì có hình ảnh khỏa thân. Tờ Aftenposten đã nhanh nhạy đưa tin về vụ việc và tiếp tục sử dụng bức ảnh ''Em bé Napalm'' trong bài viết, ngay lập tức cũng bị Facebook ''tuýt còi''.
Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1972 ghi lại khoảnh khắc em bé Kim Phúc òa khóc hoảng loạn do bị bỏng bom napalm và bỏ chạy trong tình trạng trên người không còn mảnh vải che thân, cho thấy sự tàn khốc của cuộc chiến tranh tại Việt Nam vào thời điểm đó.
Một vài trường hợp hài hước khác những bức ảnh tưởng chừng như bình thường cũng ''đánh lừa'' Facebook vì bị nhầm tưởng là nội dung nhạy cảm. Fanpage sử dụng hình ảnh bụng của người đàn ông để quảng bá cho chiến dịch kinh doanh mới, thế nhưng đã bị Facebook xóa bỏ đồng thời khóa luôn tài khoản.
Tương tự là bức ảnh từng gây sốt mạng xã hội khi khuỷu tay của cô gái trong bức hình được bố trí quá... khéo, khiến Facebook lầm tưởng đây là tấm hình khỏa thân. Tất nhiên, không lâu sau khi đăng tải tấm hình này đã bị gỡ vì rất nhiều điều khoản vi phạm.
Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng bức ảnh mèo kỳ lạ này đã từng khiến tài khoản của nhiều Facebooker bị vô hiệu hóa mà không nhận được lời giải thích nào từ trang mạng xã hội của Mark Zukerberg. Ít lâu sau đó, Facebook đã cấp quyền sử dụng tài khoản cho Krishnan và gửi lời xin lỗi.
Facebook cũng từng gây nên làn sóng phẫn nộ ghi gỡ những tấm hình về người khuyết tật nhận được tình thương từ người thân, cụ thể là cậu bé James sinh ra đã mắc chứng bệnh hiếm gặp. Hàng loạt lời phản đối đã được gửi lên Facebook mong đòi lại sự công bằng cho James cũng như những người khuyết tật.
Theo dữ liệu tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, đã có 39,5 triệu nội dung bị xóa trong quý I năm nay vì chứa nội dung nhạy cảm, trong đó 99,2% nội dung bị xóa tự động. Trong những nội dung bị xóa, có 2,5 triệu báo cáo rằng đó là do xóa nhầm, và Facebook đã khôi phục 613.000 nội dung.
Trường Sa, Hoàng Sa bị Facebook xóa khỏi bản đồ Việt Nam | VTC14