Là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ, sông Lam chảy qua địa phận hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, là dòng sông gắn liền với lịch sử và văn hóa, cũng như cốt cách, khí phách, tâm hồn của con người xứ Nghệ.Sông Lam xưa còn được gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả. Từ “Cả” vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", vì đây là sông mẹ của những con sông nhỏ như Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "Lam" có lẽ do màu nước xanh của dòng sông.Những hiện vật thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện tại Đồi Dền, di chỉ khảo cổ học bên bờ sông Lam ở huyện Tượng Dương Đồi cho thấy cách đây hơn 4 thiên niên kỷ, đôi bờ dòng sông xứ Nghệ đã trở thành nơi cư trú và sản xuất của người Việt cổ.Suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nước dòng sông Lam đã nhiều lần hòa quyện với nước mắt, mồ hôi và máu của các bậc tiền nhân.Đầu thế kỷ 8, vùng rừng núi rậm rạp nằm cạnh sông Lam là nơi Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ chống giặc Tùy. Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét, đó là thành Vạn An nổi tiếng sử sách.Ngày nay, đền thờ và lăng mộ vua Mai nằm ở huyện Nam Đàn, cách bờ sông Lam không xa, là địa điểm tâm linh nổi tiếng linh thiêng của xứ Nghệ. Tương truyền, khu đền nằm ở vị trí trung tâm của thành Vạn An xưa.Đầu thế kỷ 15, nước sông Lam lại nổi sóng. Tại thành Trà Lân, một căn cứ bên bờ sông Lam ở Con Cuông, Bình Định Vương Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh một trận “trúc chẻ tro bay”, mở ra bước ngoặt lớn trong sự nghiệp bình Ngô.Nhiều tên núi, tên đất và tên làng nằm dọc sông Lam vẫn còn mang dấu tích cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lê Lợi, như Bãi Xa, Bãi Sở (Tương Dương), Đò Rồng, Bồ Ải, Khả Lưu (Anh Sơn), Lam Thành (Hưng Nguyên)...Trong kháng cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, các địa danh gắn với sông Lam như Đò Rộ, Ba ra Nam Đàn, cầu bến Thủy... là trọng điểm đánh phá của giặc. Như dòng nước không thể nào ngăn chặn, quận và dân ta đã kiên cường chống lại kẻ thù trên từng trận địa.Khi các cuộc chiến đã khép lại, dòng sông Lam trở thành biểu tượng cho cuộc sống bình yên. Lặng nhìn dòng chảy dạt dào của dòng sông, có thể cảm nhận tâm tình của người xứ Nghệ được gửi vào câu ví dặm: “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình...”.Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ, sông Lam chảy qua địa phận hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, là dòng sông gắn liền với lịch sử và văn hóa, cũng như cốt cách, khí phách, tâm hồn của con người xứ Nghệ.
Sông Lam xưa còn được gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả. Từ “Cả” vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", vì đây là sông mẹ của những con sông nhỏ như Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "Lam" có lẽ do màu nước xanh của dòng sông.
Những hiện vật thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện tại Đồi Dền, di chỉ khảo cổ học bên bờ sông Lam ở huyện Tượng Dương Đồi cho thấy cách đây hơn 4 thiên niên kỷ, đôi bờ dòng sông xứ Nghệ đã trở thành nơi cư trú và sản xuất của người Việt cổ.
Suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nước dòng sông Lam đã nhiều lần hòa quyện với nước mắt, mồ hôi và máu của các bậc tiền nhân.
Đầu thế kỷ 8, vùng rừng núi rậm rạp nằm cạnh sông Lam là nơi Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ chống giặc Tùy. Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét, đó là thành Vạn An nổi tiếng sử sách.
Ngày nay, đền thờ và lăng mộ vua Mai nằm ở huyện Nam Đàn, cách bờ sông Lam không xa, là địa điểm tâm linh nổi tiếng linh thiêng của xứ Nghệ. Tương truyền, khu đền nằm ở vị trí trung tâm của thành Vạn An xưa.
Đầu thế kỷ 15, nước sông Lam lại nổi sóng. Tại thành Trà Lân, một căn cứ bên bờ sông Lam ở Con Cuông, Bình Định Vương Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh một trận “trúc chẻ tro bay”, mở ra bước ngoặt lớn trong sự nghiệp bình Ngô.
Nhiều tên núi, tên đất và tên làng nằm dọc sông Lam vẫn còn mang dấu tích cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lê Lợi, như Bãi Xa, Bãi Sở (Tương Dương), Đò Rồng, Bồ Ải, Khả Lưu (Anh Sơn), Lam Thành (Hưng Nguyên)...
Trong kháng cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, các địa danh gắn với sông Lam như Đò Rộ, Ba ra Nam Đàn, cầu bến Thủy... là trọng điểm đánh phá của giặc. Như dòng nước không thể nào ngăn chặn, quận và dân ta đã kiên cường chống lại kẻ thù trên từng trận địa.
Khi các cuộc chiến đã khép lại, dòng sông Lam trở thành biểu tượng cho cuộc sống bình yên. Lặng nhìn dòng chảy dạt dào của dòng sông, có thể cảm nhận tâm tình của người xứ Nghệ được gửi vào câu ví dặm: “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, Sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình...”.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.