1. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại Bác Hồ. Đây chính là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.Điểm đến quan trọng nhất ở làng Hoàng Trù là ngôi nhà của cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà là nơi bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác Hồ – sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người.Ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi hai người đã kết hôn. Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.2. Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê nội Bác Hồ. Tại ngôi làng này, Người sống tại ngôi nhà của thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sau ngày mẹ mất, từ năm 11 đến 16 tuổi (1901 – 1906).Đây là một ngôi nhà lá đơn sơ được dân làng Sen dựng lên từ quỹ công để mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Đây là nơi cụ dạy các con học chữ và mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh, đàm đạo chuyện thế sự mỗi buổi tối.Bên cạnh ngôi nhà của cụ Phó bảng, làng Sen còn nhiều địa điểm khác mang dấu ấn thời niên thiếu của Bác Hồ như giếng Cốc, lò rèn cố Điền, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác Hồ (trong ảnh), nhà của cử nhân Vương Thúc Quý - người thầy của Bác thuở thiếu thời...3. Núi Động Tranh (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An) là nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Mộ của bà Hoàng Thị Loan nằm ở lưng chừng núi, vị trí do ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột Bác Hồ) chọn sau khi ông ra khỏi nhà tù thực dân, năm 1941.Từ năm 1984 - 1985, khu mộ của bà Hoàng Thị Loan đã được xây mới theo hình một khung cửi - vật dụng gắn với bà lúc sinh thời. Đến những năm 2000, từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ, cả khu vực đã được xây dựng thành một khu tưởng niệm bề thế.Từ vị trí ngôi mộ của thân mẫu Bác Hồ, có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bao gồm huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn... là những nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của xứ Nghệ.4. Nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ ở trung tâm TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Quảng trường Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia, mang ý nghĩa tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con kiệt xuất của xứ Nghệ.Công trình được khánh thành vào ngày 19/5/2003, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh của Người. Lễ đài nằm ở trung tâm Quảng trường, là nơi đặt tượng đài Bác Hồ. Hình ảnh Bác được tái hiện với bộ quần áo kaki, đôi dép cao su, dáng đi khoan thai, toát lên sự giản dị và gần gũi.Về tổng thể, Quảng trường Hồ Chí Minh có không gian thoáng đãng với những đường nét kiến trúc gợi nhớ đến Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, nơi có Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ ngày khánh thành, Quảng trường đã trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách ở Nghệ An.Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ bình luận về thái độ xấu | VTV24.
1. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại Bác Hồ. Đây chính là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.
Điểm đến quan trọng nhất ở làng Hoàng Trù là ngôi nhà của cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà là nơi bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác Hồ – sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người.
Ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi hai người đã kết hôn. Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.
2. Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê nội Bác Hồ. Tại ngôi làng này, Người sống tại ngôi nhà của thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sau ngày mẹ mất, từ năm 11 đến 16 tuổi (1901 – 1906).
Đây là một ngôi nhà lá đơn sơ được dân làng Sen dựng lên từ quỹ công để mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Đây là nơi cụ dạy các con học chữ và mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh, đàm đạo chuyện thế sự mỗi buổi tối.
Bên cạnh ngôi nhà của cụ Phó bảng, làng Sen còn nhiều địa điểm khác mang dấu ấn thời niên thiếu của Bác Hồ như giếng Cốc, lò rèn cố Điền, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác Hồ (trong ảnh), nhà của cử nhân Vương Thúc Quý - người thầy của Bác thuở thiếu thời...
3. Núi Động Tranh (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An) là nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ - bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Mộ của bà Hoàng Thị Loan nằm ở lưng chừng núi, vị trí do ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột Bác Hồ) chọn sau khi ông ra khỏi nhà tù thực dân, năm 1941.
Từ năm 1984 - 1985, khu mộ của bà Hoàng Thị Loan đã được xây mới theo hình một khung cửi - vật dụng gắn với bà lúc sinh thời. Đến những năm 2000, từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ, cả khu vực đã được xây dựng thành một khu tưởng niệm bề thế.
Từ vị trí ngôi mộ của thân mẫu Bác Hồ, có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bao gồm huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn... là những nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của xứ Nghệ.
4. Nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ ở trung tâm TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Quảng trường Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia, mang ý nghĩa tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con kiệt xuất của xứ Nghệ.
Công trình được khánh thành vào ngày 19/5/2003, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh của Người. Lễ đài nằm ở trung tâm Quảng trường, là nơi đặt tượng đài Bác Hồ. Hình ảnh Bác được tái hiện với bộ quần áo kaki, đôi dép cao su, dáng đi khoan thai, toát lên sự giản dị và gần gũi.
Về tổng thể, Quảng trường Hồ Chí Minh có không gian thoáng đãng với những đường nét kiến trúc gợi nhớ đến Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, nơi có Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ ngày khánh thành, Quảng trường đã trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách ở Nghệ An.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ bình luận về thái độ xấu | VTV24.